PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 6).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Ar = 40, Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính hằng số cân bằng (K c ) của phản ứng: CO(g) + H 2 O(g) ⇀ ↽ CO 2 (g) + H 2 (g) A. 2 C 22 [CO].[HO] K [CO].[H] . B. 2 C 22 [CO].[H] K [CO].[HO] . C. 22 C 2 [CO].[H] K [CO].[HO] . D. 22 C 2 [CO].[HO] K [CO].[H] . Câu 2. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được? A. Dung dịch HCl. B. NaCl nóng chảy. C. Dung dịch K 2 SO 4 . D. NaOH rắn khan. Câu 3. Thí nghiệm với dung dịch HNO 3 thường sinh ra khí độc NO 2 . Để hạn chế khí NO 2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) bông khô. (b) bông có tẩm nước. (c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn. Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là A. (d). B. (a). C. (c). D. (b). Câu 4. Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì base là chất A. cho proton (H + ). B. tan trong nước phân li ra H + . C. nhận proton (H + ). D. tan trong nước phân li ra OH - . Câu 5. Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH 3 ? A. 4NH 3 + 5O 2 oxt,t  4NO + 6H 2 O. B. NH 3 + HCl  NH 4 Cl. C. 8NH 3 + 3Cl 2  6NH 4 Cl + N 2. D. 2NH 3 + 3CuO ot  3Cu + N 2 + 3H 2 O. Câu 6. Ammonium nitrate được ứng dụng làm phân bón. Công thức phân tử của ammonium nitrate là A. NH 4 Cl. B. NH 4 NO 3 . C. NH 4 H 2 PO 4 . D. NH 4 HCO 3 . Câu 7. Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, khởi đầu cho quá trình chuyển hóa từ nitrogen thành nitric acid. Trong phản ứng trên, nitrogen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 8. Cho hai phản ứng sau: Cặp phản ứng Phản ứng thứ nhất Phản ứng thứ hai (1) 2H 2 (g) + O 2 (g) ot 2H 2 O(g) 2H 2 O(l) §iÖnph©n 2H 2 (g) + O 2 (g) (2) H 2 + I 2 ⟶ 2HI 2HI ⟶ H 2 + I 2 (3) 2Na + Cl 2 ot 2NaCl 2NaCl ®iÖnph©nnãngch¶y 2Na + Cl 2 (4) N 2 + 3H 2 ⟶ 2NH 3 2NH 3 ⟶ N 2 + 3H 2 Cặp phản ứng nào sau đây có thể tạo thành một phản ứng thuận nghịch? A. Chỉ có (2). B. Chỉ có (3). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 9. Trong phân tử nitric acid (HNO 3 ), nguyên tử N có số oxi hóa là A. +5. B. +3. C. +4. D. +2. Mã đề thi: 666
Câu 10. Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7? A. KNO 3 . B. K 2 SO 4 . C. Na 2 S. D. NaCl. Câu 11. Tính chất nào sau đây đúng khi nói về ammonia? A. Tan vô hạn trong nước. B. Chất khí, màu vàng lục. C. Mùi khai, xốc. D. Nặng hơn không khí. Câu 12. Cho cân bằng hóa học sau: CaCO 3 (s) ⇌ CaO(s) + CO 2 (g) ; o r298H176kJ . Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận? A. Tăng nồng độ khí CO 2 (g). B. Tăng áp suất. C. Nghiền nhỏ CaCO 3 (s). D. Tăng nhiệt độ. Câu 13. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng, Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Sodium, potassium. B. Calcium, magnesium. C. Nitrate, phosphate. D. Chloride, sulfate. Câu 14. Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của ammonia? A. Tác nhân làm lạnh. B. Sản xuất phân đạm. C. Sản xuất thực phẩm giàu đạm. D. Sản xuất nitric acid. Câu 15. Các oxide của nitrogen không được tạo thành trong trường hợp nào sau đây? A. Núi lửa phun trào. B. Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. C. Mưa dông, sấm sét. D. Xả thải nước thải công nghiệp chưa qua xử lí. Câu 16. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế ammonia từ ammonium chloride (NH 4 Cl) và sodium hydroxide (NaOH), người ta thu khí ammonia bằng phương pháp nào sau đây? A. Thu qua không khí bằng cách quay ống nghiệm thu khí lên. B. Thu qua không khí bằng cách úp ống nghiệm thu khí xuống. C. Sục khí qua dung dịch sulfuric acid đặc. D. Thu qua nước. Câu 17. Nước trong một hồ nước sau một thời gian bị mưa và bị đọng phèn chua từ đất có trị pH là 5. Sau khi cải tạo thì giá trị pH của nước trong hồ là 7. Cho các nhận định sau: (a) Nồng độ ion H + của nước hồ giảm 20 lần. (b) Nồng độ ion OH – của nước hồ khi pH = 7 là 10 -7 M. (c) Nồng độ ion H + của nước hồ khi pH = 5 là 10 -5 M. (d) Có thể thêm dung dịch HCl vào nước hồ để làm tăng pH của nước. Số nhận định không đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 18. X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl 2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO 3 . X là muối nào trong số các muối sau đây? A. (NH 4 ) 2 CO 3 . B. (NH 4 ) 2 SO 3 . C. NH 4 HSO 3 . D. (NH 4 ) 2 SO 4 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau về trạng thái cân bằng hóa học của một phản ứng thuận nghịch. a. Cân bằng không bị chuyển dịch khi thay đổi nhiệt độ, nồng độ và áp suất. b. Nếu K C của phản ứng thuận rất lớn so với 1 thì các chất ở trạng thái cân bằng chủ yếu là chất sản phẩm. c. Tốc độ phản ứng thuận thấp hơn tốc độ phản ứng nghịch. d. Nồng độ của chất phản ứng bằng nồng độ chất sản phẩm. Câu 2. Chuẩn độ acid- base là phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ acid hoặc base chưa biết nồng độ bằng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ. Khi đó dung dịch đã biết chính xác nồng độ gọi là dung dịch chuẩn.
Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác (hình bên dưới). Tại điểm mà hai chất tác dụng vừa đủ với nhau gọi là điểm tương đồng. a. Chuẩn độ acid- base phải đợi đến khi giọt cuối cùng làm dung dịch sau chuẩn độ bền màu (lắc không mất màu) thì đó chính là điểm tương đương. b. Chất chỉ thị màu thường dùng trong chuẩn độ acid - base là dung dịch phenolphthalein. c. Chuẩn độ acid - base thực hiện dựa trên phản ứng trung hòa. d. Nồng độ thực tế của dung dịch cần chuẩn độ sẽ lớn hơn nồng độ tính được từ kết quả thí nghiệm. Câu 3. Hãy cho biết các phát biếu sau về nitrogen là đúng hay sai? a. Nitrogen có tính trơ về mặt hóa học, nhiệt độ hóa lỏng cao nên nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu, tế bào, dịch cơ thể, tinh trùng,… b. Dựa trên tính chất khí nitrogen không duy trì sự cháy nên được dùng trong phòng cháy, chữa cháy. c. Trong phản ứng giữa nitrogen và hydrogen tạo ra ammonia, nitrogen đóng vai trò là chất khử. d. Nếu giả sử không khí gồm khí nitrogen (78% thể tích); oxygen (21% thể tích) và argon (1% thể tích) thì khối lượng của 24,79 L không khí ở đkc là 29,89 gam. Câu 4. Mưa acid ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. a. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa acid là SO 2  và NO x . b. Mưa acid là mưa có độ pH trong khoảng 5,6 – 6. c. Trong đời sống hiện đại, công nghiệp hóa phát triển thì mưa acid không ảnh hưởng gì đến môi trường. d. Hiện tượng núi lửa phun trào hay cháy rừng không liên quan đến hiện tượng mưa acid. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong số các cân bằng sau, có bao nhiêu cân bằng sẽ chuyển dịch khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi: a) CH 4 (g) + H 2 O(g) ⇀ ↽ CO(g) + 3H 2 (g). b) 2SO 2 (g) + O 2 (g) ⇀ ↽ 2SO 3 (g). c) 2HI(g) ⇀ ↽ H 2 (g) + I 2 (g). d) N 2 O 4 (g) ⇀ ↽ 2NO 2 (g). Câu 2. Cho các dung dịch sau: Na 2 CO 3 , KOH, HI, H 2 SO 4 , CH 3 COOH và Mg(OH) 2 . Có bao nhiêu chất điện li yếu trong dãy các chất trên? Câu 3. Người ta dùng muối NH 4 HCO 3 làm bột nở vì khi có tác dụng nhiệt, bột nở phân hủy sinh ra khí NH 3 , CO 2 từ trong chiếc bánh làm chúng nở to ra, tạo các lỗ xốp nên bánh mềm hơn. Để làm ra một chiếc bánh người ta cần dùng hết 0,79 gam NH 4 HCO 3 . Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, khi nướng chiếc bánh trên thì tổng thể tích khí NH 3 và CO 2 ở đkc được tạo thành là bao nhiêu lít? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 4. Vàng tan trong hỗn hợp gồm dung dịch nitric acid đặc và dung dịch hydrochloric acid đặc (tỉ lệ 1 : 3 về thể tích) tạo ra hợp chất tan của Au 3+ theo phản ứng sau: Au + HNO 3 + HCl  HAuCl 4 + NO + H 2 O Tổng hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của các chất có trong phản ứng trên là bao nhiêu?
Câu 5. Cho cân bằng ở 1650℃: o t 22NO2NO⇀ ↽ ; K C = 4.10 -4 Thực hiện phản ứng trên trong một bình kín với một hỗn hợp nitrogen và oxygen có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Tính hiệu suất của phản ứng khi hệ cân bằng ở 1650℃. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường thì cần tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng quy định), nhà máy phải dùng vôi sống (CaO) thả vào nước thải. Tính khối lượng vôi sống cần dùng (theo gam) cho 1m 3 nước thải để nâng pH từ 4 lên 7? Bỏ qua sự thủy phân của các muối, nếu có. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.