PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 2. LỊCH SỬ 12.docx

CÂU HỎI TRẢ LỜI ĐÚNG – SAI BÀI 2 LỊCH SỬ 12 Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau “Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh: nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia quyền lợi giữa các nước thang trận.... Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra Hội nghị giữa ba cường quôc Liên Xô — Mỹ - Anh. Hội nghị đưa ra nhiêu quyêt định quan trọng: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh”. (SGK Lịch sử 12, bộ Cánh diều, tr9) 1. Hội nghị Ianta diễn ra ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ II vừa kết thúc. 2. Tham gia hội nghị Ianta là 3 trụ cột của lực lượng Đồng minh chống Phát xít. 3. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới là nội dung quan trọng của hội nghị Ianta. 4. Tương lai của chủ nghĩa phát xít đã được định đoạt tại hội nghị Ianta. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau “Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc và quân đội Mĩ đóng quân ở miền Nam; Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ, quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ”. (sgk Lịch sử 12 bộ sách Chân trời sáng tạo, tr13) 1. Sau Chiến tranh thế giới II, Liên Xô không có khu vực đóng quân ở châu Á. 2. Hội nghị Ianta đã chia Triều Tiên thành 2 quốc gia với 2 chế độ chính trị đối lập. 3. Hội nghị Ianta đã mở ra điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc. 4. Quyết định của Hội nghị Ianta về Trung Quốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Quốc – Cộng (1946-1949) ở Trung Quốc. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau “Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xđam (7-1945) đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường dược gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”. Trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành đã chia thế giới thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ”.(sgk Lịch sử 12, bộ Cánh Diều, tr10) 1. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xđam (7-1945) xác lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II. 2. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II được gọi là trật tự 2 cực Ianta. 3. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II là tình trạng đối lập giữa 2 phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi bên. 4. Quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ tiếp tục được duy trì trong trật tự 2 cực Ianta. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau
“Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động cuộc Chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Ầu. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở các khu vực trên thế giới, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi, đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954), chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 — 1975),...” (SGK lớp 12, bộ sách Cánh diều, tr11) 1. Chiến tranh lạnh là yếu tố chi phối quan hệ quốc tế hầu hết nửa sau thế kỉ XX. 2. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 — 1975) là cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu nhất trong thời kì chiến tranh lạnh. 3. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954) là một cuộc chiến tranh cục bộ của chiến tranh lạnh vì có sự tham chiến của Mĩ. 4. Việc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường đã dẫn đến bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ. Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau “Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn nhưng xu thế hoà hoãn giữa hai nên cũng tiếp tục phát triển. Năm 1972, Liên Xô và Mĩ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, đạt được những thoả thuận hạn chế vũ khí chiến lược. Từ nửa thập niên 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ đẩy mạnh đối thoại, bình thường hoá quan hệ. Tháng 12 năm 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa tổng thống Hoa Kì G. Busơ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Gooc-ba-chốp tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), hai bên đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu cuối những năm 80 của thế kỉ XX và sự tan rã của Liên Xô (1991) đã chấm dứt Trật tự hai cực I-an-ta” (SGK Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, tr15) A. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. B. Việc Liên Xô và Mĩ đạt được những thoả thuận hạn chế vũ khí chiến lược đã tác động tích cực đến quan hệ quốc tế. C. Chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm dứt từ tháng 12/1989. D. Sau chiến tranh lạnh, Mĩ và Liên Xô trở thành đồng minh chiến lược. Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau “Trải qua hơn 40 năm, “Trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mòn: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một “đột phá” đối với trật tự này và đạp tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc; sự lớn mạnh của nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt sự ra đời của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) từ giai đoạn trước làm suy giảm nghiêm
trọng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á – Phi – Mĩ Latinh mà theo “khuôn khổ Ianta” thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mĩ.” (Lịch sử thế giới hiện đại, Nguyễn Anh Thái, NXB Giáo dục, tr417) 1. Cáh mạng Trung Quốc thắng lợi đã làm xói mòn trật hai cực Ianta với cả 2 cực. 2. Quan hệ giữa Nhật Bản, Tây Âu và Mĩ chuyển từ đồng minh sang đối đầu. 3. Sự ra đời các quốc gia độc lập ở châu Á góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. 4. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản là 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới. Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ơ nhiều nơi. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đồ đã mơ ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hoà bình trong các vụ tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,... Sự sụp đô của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điêu kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ẩn Độ và một số nước lớn ở châu Ầu.” (SGK Lịch sử 12, bộ sách Cánh diều, tr13) 1. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ ở cả 2 cực Liên Xô và Mĩ. 2. Một trong những tác động tích cực của sự sụp đổ trật tư hai cực Ianta là tạo ra điều kiện cho sự vươn lên xác lập trật tự thế giới đa cực của nhiều nước lớn. 3. Các cuộc chiến tranh có sự can thiệp của hai phe, hai cực từng bước được giải quyết hoà bình. 4. Mĩ với ưu thế vượt trội đã vươn lên làm bá chủ thế giới. Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau “Trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực Ianta được định hình với sự thiết lập các khối kinh tế và quân sự đối đẩu nhau, về kinh tế, Mỹ để ra "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (kế hoạch Mác-san) nhằm viện trợ cho Tây Âu, qua đó tăng cường sự chi phối đổi với khu vực này; Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đổng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm hợp tác về kinh tế. về quân sự, năm 1949, Mỹ và các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); năm 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.” (SGK Lịch sử 12, bộ Cánh Diều, tr11) 1. “Giai đoạn này” là giai đoạn từ năm 1945 đến đầu nhũng năm 70 của thể kỉ XX. 2. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ của Liên Xô và các nước Đông Âu. 3. “Kế hoạch phục hưng châu Âu” là một kế hoạch kinh tế nhưng nhằm mục đích chính trị của Mĩ. 4. Mĩ và các nước Tây Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO
nhằm đối phó với việc Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ược Vác-sa-va. Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau “Trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực Ianta được định hình với sự thiết lập các khối kinh tế và quân sự đối đẩu nhau, về kinh tế, Mỹ để ra "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (kế hoạch Mác-san) nhằm viện trợ cho Tây Âu, qua đó tăng cường sự chi phối đổi với khu vực này; Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đổng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm hợp tác về kinh tế. về quân sự, năm 1949, Mỹ và các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); năm 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.” (SGK Lịch sử 12, bộ Cánh Diều, tr11) 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu nhũng năm 70 của thể kỉ XX là giai đoạn trên thế giới xuất hiện nhiều liên minh quân sự đối lập. 2. Kế hoạch “phục hưng châu Âu” là điển hình cho chiến lược “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ. 3. Liên minh châu Âu (EU) là khối kinh tế đối lập với Hội đồng tương trợ kinh tê (SEV) 4. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là 2 khối quân sự đối lập của 2 phe trong thời kì Chiến tranh lạnh. Câu 10. “Những khoản thâm hụt ngân sách khổng lổ và nợ nước ngoài gia tăng là những thách thức lớn mà Mỹ phải đối mặt. Năm 1990, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên đến 220 tỉ USD (gấp ba lẩn so với năm 1980), nợ nước ngoài tăng gần 3 000 tỉ USD. Mỹ phải cắt giảm lực lượng quân đội đổn trú ở châu Âu và một số cân cứ quân sự ở các khu vực khác trên thế giới.” (SGK Lịch sử 12, bộ KNTT, tr ) 1. Trên đây là thiệt hại của Mĩ trong cuộc chay đua vũ trang với Liên Xô thời kì chiến tranh lạnh. 2. Việc chay đua vũ trang kéo dài đã làm cho nước Mĩ suy giảm thế mạnh về nhiều mặt. 3. Đến năm 1990, Mĩ buộc phải chấm dứt việc chạy đua vũ trang. 4. Liên Xô là chủ nợ lớn nhất của Mĩ. 5. Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com 6. https://www.vnteach.com 7. 8. Hướng dẫn tìm và tải các tài liệu ở đây 9. https://forms.gle/LzVNwfMpYB9qH4JU6

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.