PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 2. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia ĐNA.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 2. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nào sau đây? A. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh. B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị. C. Nhiều nước trong khu vực đang tiến hành cải cách, mở cửa. D. Chế độ phong kiến ở các nước đang suy thoái, khủng hoảng. Câu 2. Thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Thế kỉ XVI – thế kỉ XVII. B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. C. Thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XX. D. Thế kỉ XVII – cuối thế kỉ XVIII. Câu 3. Sự kiện nào sau đây là mốc mở đầu quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây? A. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Mi-an-ma. B. Tây Ban Nha đánh chiếm Phi-lip-pin và Lào. C. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a). D. Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Câu 4. Trước khi huy động lực lượng vũ trang xâm lược các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã dựa vào lực lượng nào sau đây để gây dựng cơ sở? A. Chỉ sử dụng các giáo sĩ. B. Thương nhân và giáo sĩ. C. Liên minh công – nông. D. Tiểu tư sản và trí thức. Câu 5. Vào thế kỉ XVI, thực dân nào sau đây tiến hành xâm lược Phi-lip-pin? A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Anh. D. Pháp. Câu 6. Vào thế kỉ XVII, thực dân nào sau đây tiến hành xâm lược In-đô-nê-xi-a? A. Tây Ban Nha. B. Liên quân Mỹ – Anh. C. Hà Lan. D. Pháp.
Câu 7. Ngoài Ma-lai-xi-a, quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á bị thực dân Anh xâm lược và cai trị? A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Phi-lip-pin. D. Miến Điện. Câu 8. Vào đầu thế kỉ XIX, Xin-ga-po trở thành thuộc địa của thực dân nào sau đây? A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mỹ. Câu 9. Từ năm 1898, quốc gia nào sau đây thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin? A. Mỹ. B. I-ta-li-a. C. Anh. D. Pháp. Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, thực dân nào sau đây đã hoàn thành việc xâm lược ba nước Đông Dương? A. Pháp. B. Anh. C. Mỹ. D. Đức. Câu 11. Các nước Đông Nam Á ở địa bàn nào sau đây bị thực dân phương Tây xâm lược sớm nhất? A. Đông Nam Á lục địa. B. Đông Nam Á hải đảo. C. Các nước sáng lập ASEAN. D. Ba nước Đông Dương. Câu 12. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX chủ yếu theo khuynh hướng chính trị nào sau đây? A. Dân chủ tư sản. B. Vô sản. C. Phong kiến. D. Tư sản và vô sản. Câu 13. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1920 – 1945) mang đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Chỉ những nước đi theo con đường cách mạng vô sản giành thắng lợi. B. Chỉ những nước đi theo con đường dân chủ tư sản giành thắng lợi. C. Xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước hoạt động là tư sản và vô sản. D. Phong trào đấu tranh ở các nước đều đi theo khuynh hướng vô sản. Câu 14. Chính sách cai trị nào sau đây của thực dân phương Tây là nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực? A. Bóc lột kinh tế. B. Lập đồn điền. C. Nô dịch văn hoá. D. Chia để trị. Câu 15. Trong bối cảnh các nước châu Á bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị (đầu thế kỉ XX), cùng với Nhật Bản, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập?
A. Đông Ti-mo. B. Bru-nây. C. Cam-pu-chia. D. Xiêm. Câu 16. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á (thế kỉ XVI− XX) có điểm chung nào sau đây? A. Đề cao vai trò của người bản xứ để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc. B. Sử dụng các thế lực phong kiến địa phương làm công cụ cai trị. C. Du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. D. Tạo điều kiện để kinh tế thuộc địa phát triển mạnh và toàn diện. Câu 17. Chính sách cai trị nào sau đây của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á (thế kỉ XVI − XX) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn dân tộc? A. Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến. B. Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. Tăng cường việc thi hành chính sách “chia để trị”. D. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ. Câu 18. Năm 1945, những quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập? A. Thái Lan, Phi-lip-pin và Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và Bru-nây. D. Việt Nam, Lào và Ma-lai-xi-a. Câu 19. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á (thế kỉ XVI− XX) để lại hậu quả nào sau đây? A. Bổ sung các hệ tư tưởng mới trong xã hội. B. Làm xói mòn giá trị truyền thống của người bản xứ. C. Làm mất đi truyền thống đoàn kết của các dân tộc. D. Dẫn tới sự xung đột giữa các tôn giáo truyền thống. Câu 20. Sau nhiều thập kỉ bị thực dân phương Tây cai trị, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á có biến đổi nào sau đây? A. Lần lượt trở thành quốc gia độc lập, tự chủ. B. Xoá bỏ mọi tàn dư của thực dân phương Tây. C. Cắt đứt mối quan hệ với các nước phương Tây. D. Trở thành nước độc lập có cùng chế độ chính trị. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp,... Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa, gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm”. (Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thuỷ đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.377) a) Thực dân phương Tây đã sử dụng nhiều thủ đoạn để cai trị, bóc lột nhân dân Đông Nam Á. b) Chính sách cai trị của thực dân ở Đông Nam Á là tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản. c) Trong việc cai trị, bóc lột nhân dân Đông Nam Á, thực dân phương Tây kết hợp phương thức bóc lột thực dân với phương thức bóc lột phong kiến. d) Thực dân phương Tây du nhập hoàn chỉnh phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa ở các nước Đông Nam Á, đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế các nước. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: [Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp]: “... một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những thao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và những người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.12) a) Nguyễn Ái Quốc mô tả những người dân bản xứ phải lao động nặng nhọc để kiếm sống. b) Người dân bản xứ được Chính phủ Pháp bảo vệ quyền lợi và công bằng như người Pháp. c) Nguyễn Ái Quốc mô tả: có sự bất công lớn giữa những người dân thuộc địa và người Pháp. d) Thực dân Pháp muốn độc chiếm thị trường ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.