Nội dung text 12 Sử dụng bài toán thực tế lớp 7.doc
SỬ DỤNG CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ TRONG MÔN TOÁN LỚP 7 NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chương trình giáo dục Toán ở nước ta đã và đang chuyển biến theo hướng gắn liền tri thức toán học với thực tiễn, quan tâm đến kỹ năng sử dụng các kiến thức toán học đã được học của HS. Có thể thấy điều đó qua mục tiêu của chương trình GDPT môn Toán mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018. Cụ thể, môn Toán hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn khoa học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn. Trong xu thế phát triển hội nhập của thời đại công nghiệp 4.0, việc đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay là hoàn toàn cần thiết. Chúng ta đang dịch chuyển từ giáo dục chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức và kỹ năng sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực cho học sinh ở tất cả các môn học, trong đó có môn Toán. Người giáo viên dạy Toán ở các trường phổ thông cũng phải tự thay đổi để thích nghi với sự đổi mới; tuy nhiên họ cũng gặp không ít khó khăn nhất định. Thứ nhất, quan niệm về dạy học Toán gắn với thực tiễn của giáo viên là khác nhau; họ không biết tình huống dạy Toán học gắn với thực tiễn là những tình huống gắn với sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tế hay chỉ trong nội bộ Toán học, hoặc chỉ trong mối quan hệ giữa Toán học và các môn học khác Thứ hai, hầu hết giáo viên đều dạy Toán theo đúng tinh thần của sách giáo khoa, mà trong sách giáo khoa hiện hành thì số lượng bài toán chứa nội dung thực tiễn, hay mô phỏng thực tiễn còn ít cả về số lượng cũng như không phủ hết nội dung kiến thức. Thứ ba, giáo viên ít nghiên cứu về lịch sử Toán nên thực sự họ cũng chưa thấy được nguồn gốc của Toán học, chưa thấy được nhu cầu phát sinh, phát triển của Toán học, chưa thấy được tư tưởng của phương pháp luận Toán học, sự cần thiết là dạy học các mối liên hệ giữa các chương, mục khác nhau, xem xét mối liên hệ giữa Toán học với các môn học khác và với thực tiễn. Hầu như giáo viên tiến hành soạn giảng dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo hiện hành.
2 Điểm tồn tại thứ tư của một số giáo viên dạy Toán hiện nay là chưa chú trọng đúng mức đến việc nghiên cứu bài học; ít có hoạt động thảo luận, hợp tác giữa các giáo viên về một vấn đề hoặc một tình huống dạy học cụ thể. Đa số học sinh còn yếu, chỉ một số ít học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: Khi HS giải một bài toán có nội dung thực tiễn, do năng lực tư duy kém nên học sinh chọn sai mô hình, dẫn đến không giải quyết được bài toán. Mặt khác do HS chưa có thói quen xây dưng và phân tích rõ ràng các mô hình toán học của bài toán thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy môn toán tại trường THCS, tôi thấy đa số học sinh làm tính toán hay chứng minh rất tốt. Nhưng khi gặp các bài toán có nội dung thực tế học sinh lại sợ và không xác định được cách giải, không biết phải bắt đầu từ đâu. Với quan điểm đổi mới hiện nay thì các kiến thức toán gắn với thực tiễn trong sách hay các cuộc thi ngày càng nhiều. Vậy làm thế nào để học sinh để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập, làm thế nào để học sinh thấy thích học toán hơn hay làm thế nào để học sinh không sợ học toán nữa mà yêu thích học toán? Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở. Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn…? Do đây là một nội dung rất rộng gắn liền với rất nhiều lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống. Do đó nội dung bài viết đề xuất một số biện pháp cơ bản đó là đưa ra một số biện pháp theo hướng tiếp cận này nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS phù hợp với mục tiêu của dạy học Toán ngoài việc phát triển năng lực toán học nói chung cần hướng tới việc phát triển tư duy, phát triển năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS trong dạy học Toán ở THCS đáp ứng phần nào yêu cầu dạy học hiện nay. Làm rõ cách thức khai thác các chức năng của tình huống thực tiễn và tìm tòi được các ví dụ minh họa chức năng của tình huống thực tiễn mang tính mới; Những vấn đề nêu trên là tiền đề để định hướng chúng tôi thực hiện đề tài: Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018 Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học cho HS không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc hơn các kiến thức, củng cố các kĩ năng Toán học mà các em còn thấy được ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với các lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống. Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy cho HS những kĩ năng rất quan trọng đối với HS của bất cứ quốc gia nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Theo đó, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, giao các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Học
3 sinh xuất hiện nhu cầu nhận thức, tự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua hoạt động học mà học sinh được rèn luyện kỹ năng phán đoán, kiểm nghiệm, điều ứng kiến thức vận dụng vào thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Sáng kiến được xây dựng với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả của việc sử dụng các bài toán thực tế nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong giảng dạy môn Toán học, đồng thời nhằm tăng thêm tính hấp hẫn cho môn học này. Đặc biệt, đối tượng mà sáng kiến hướng tới không chỉ là những đồng nghiệp tham gia giảng dạy môn Toán học và các môn học mà còn là các em học sinh với mục đích góp phần để học sinh nhận thức được những đóng góp của Toán học trong quá trình hoàn thiện nhân cách, lối sống của một con người hoàn thiện. Từ đó các em có thái độ, cách ứng xử đúng đắn, biết lựa chọn phong cách sống thích hợp và hiệu quả trước các vấn đề trong cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng các kiến thức thực tế Toán học lớp 7 liên hệ với môn khoa học tự nhiên., Khoa học xã hội, ...để giải quyết các tình huống thực tiễn và học sinh khối lớp trường trung học cơ sở. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Học sinh khối 7 trường THCS … năm học … 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài “Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018” tôi áp dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT; của Sở GD&ĐT …; phòng GD&ĐT … b. Phương pháp điều tra Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Toán học, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chất lượng giảng dạy môn Toán học của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ việc sử dụng các bài toán thực tế trong dạy học môn Toán học ở nhà trường, đặc biệt là dạy học Toán học lớp 7. c. Phương pháp phỏng vấn Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi với đồng nghiệp cùng dạy, học sinh học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. d. Phương pháp tổng hợp
4 Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của giáo viên, học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Để học sinh thấy được chức năng, vai trò của tình huống thực tiễn như chức năng gợi động cơ tạo nhu cầu bên trong cho học sinh tiếp cận phát hiện tri thức, chức năng phát hiện các quy luật tìm tòi quy tắc toán học, chức năng củng cố khắc sâu kiến thức trong các khâu của hoạt động dạy học toán, chức năng giải thích mô phỏng các hiện tượng thực tiễn khai thác các ứng dụng khác nhau của toán học trong thực tế, chức năng góp phần hình thành văn hóa toán học cho học sinh. Do đó nội dung bài viết bài viết đề xuất một số biện pháp cơ bản để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Toán ở THCS hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi hiểu tình huống trong dạy học Toán là: những nội dung Toán học cần thiết được người giáo viên thiết kế biên soạn, lồng ghép các nhiệm vụ học tập trong một đơn vị bài học, bài dạy cụ thể để học sinh thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ đó, chiếm lĩnh tri thức Toán học. Đồng thời chúng tôi hiểu tình huống thực tiễn trong dạy học toán là những tình huống xuất phát từ thực tiễn, có mặt trong đời sống hằng ngày, ẩn chứa các nội dung hoặc mối quan hệ toán học được giáo viên quan sát, phát hiện hoặc thiết kế lại cho phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. 2. Thực trạng Hiện nay, hiện tượng học lệch, sự phát triển thiếu toàn diện trong nhận thức, quan điểm, hành động đang là vấn đề bức thiết trong các nhà trường nói riêng, trong xã hội nói chung. Ta có thể bắt gặp một nhà khoa học, một tiến sỹ có rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu Khoa học nhưng lại là những con người của sách vở, thiếu kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Vì sao lại có những con người như vậy? Đó chính là kết quả của việc học lệch. Hơn thế thực tiễn cho thấy việc dạy học đưa các tinh huống thực tiễn cuộc sống vào bài dạy nhằm nâng giúp người học hình thành và phát huy năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại như: vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, bảo vệ biển đảo, …. Trong giờ dạy, liên hệ toán học với thực tế vừa là yêu cầu, vừa là một hoạt động cần thiết. Giáo viên tận dụng mọi cơ hội, để nêu rõ sự liên hệ chặt chẽ giữa toán học và các môn khoa học khác, với thực tế đời sống và với lao động sản xuất. Việc liên hệ thực tế như vậy vừa có ý nghĩa giáo dục, giúp xây dựng thế giới quan khoa học cho học sinh, có thể tạo ra cho học sinh một năng lực tổng hợp vận dụng vào kiến thức thực tế. Nó còn có tác dụng gây hứng thú học