PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 3: NHIỆT ĐỘ. THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. - Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1 0 C) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,165) của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). - Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu. - Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tìm kiếm thông tin về thang nhiệt độ và thực hiện thí nghiệm tìm hiểu chiều truyền năng lượng nhiệt giữa các vật. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về nhiệt độ, thang nhiệt độ và nhiệt kế.
2 - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về nhiệt độ, thang nhiệt độ và nhiệt kế. Năng lực vật lí: - Nêu được khái niệm nhiệt độ. - Nhận biết được các thang nhiệt độ phổ biến: thang nhiệt độ Celsius và Kelvin. - Nêu được công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin. - Nêu được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh bộ thí nghiệm sự truyền nhiệt năng, hình ảnh các nhiệt độ mốc trong thang nhiệt độ Celsius và Kelvin, hình ảnh nhiệt độ của một số sự vật, hiện tượng, quá trình,… - Video về độ 0 tuyệt đối: + https://www.youtube.com/watch?v=TNUDBdv3jWI + https://www.youtube.com/watch?v=1xxsgnEvEfE - Điện thoại có chức năng chụp ảnh. - Phiếu học tập. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - HS cả lớp: Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet. - HS mỗi nhóm: 1 cốc nhôm đựng khoảng 200 ml nước ở nhiệt độ 30 0 C, 1 bình cách nhiệt đựng khoảng 500 ml nước ở nhiệt độ 60 0 C, 2 nhiệt kế. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4 + Có thể nhận biết cơ thể đang sốt bằng cách định tính: Đặt tay lên trán mình và lên trán người khác, so sánh nhiệt độ cơ thể mình với nhiệt độ cơ thể của người khác. Để đo chính xác cần dùng đến nhiệt kế. + Nhiệt độ được đo bằng các đơn vị 0 C, K, 0 F. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Để đo chính xác nhiệt độ của một vật, ta cần dùng tới nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế, được sử dụng để đo nhiệt độ của các vật trong các trường hợp khác nhau với các thang đo khác nhau. Vậy các thang đo đó đã được xây dựng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này quả bài học mới – Bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - Nhiệt kế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm nhiệt độ a. Mục tiêu: HS thực hiện được thí nghiệm về sự truyền nhiệt năng và nêu được khái niệm nhiệt độ. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận về nhiệt độ. c. Sản phẩm: - Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về chiều truyền năng lượng nhiệt giữa các vật và khái niệm nhiệt độ. - HS hoàn thành phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phần Hoạt động (SGK – tr15) và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước trong bình và trong cốc từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi chúng có nhiệt độ bằng nhau. Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau: a) Sự thay đổi nhiệt độ của nước trong bình và trong cốc chứng tỏ điều gì? b) Sự truyền năng lượng nhiệt giữa nước trong bình và nước trong cốc dừng lại khi

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.