Nội dung text CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN-GV.pdf
1 CHƢƠNG 7 : NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN CHỦ ĐỀ 1: NHÓM HALOGEN............................................................................................................. 1 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT................................................................................................................................................2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 ...................................................................................8 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phƣơng án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ................................. 8 Mức 1: Nhận biết ........................................................................................................................................................................... 8 Mức 2: Thông hiểu....................................................................................................................................................................... 10 Mức 3: Vận dụng ......................................................................................................................................................................... 13 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai .......................................................................................... 16 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn..................................................................................... 19 Mức 2: Thông hiểu....................................................................................................................................................................... 19 Mức 3: Vận dụng ......................................................................................................................................................................... 20 CHỦ ĐỀ 2: HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE ................... 24 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT..............................................................................................................................................25 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 .................................................................................29 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phƣơng án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ............................... 29 Mức 1: Nhận biết ......................................................................................................................................................................... 29 Mức 2: Thông hiểu....................................................................................................................................................................... 30 Mức 3: Vận dụng ......................................................................................................................................................................... 35 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai .......................................................................................... 38 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn..................................................................................... 40 Mức 2: Thông hiểu....................................................................................................................................................................... 40 Mức 3: Vận dụng ......................................................................................................................................................................... 41 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƢƠNG 7 ............................................................................... 47 HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC................................................................................................................................................... 48
2 CHỦ ĐỀ 1: NHÓM HALOGEN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN CỦA CÁC HALOGEN Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn = Nhóm VIIA Fluorine (F) Chlorine (Cl) Bromine (Br) Iodine (I) Astatine (At) Ts(Tennessine) Tồn tại trong tự nhiên Nguyên tố phóng xạ Trong tự nhiên: halogen chỉ tồn tại dạng hợp chất: phần lớn ở dạng muối halide : calcium fluoride, sodium chloride. - Ion fluoride được tìm thấy trong các khoáng chất như fluorite (CaF2,); fluorapatite (Ca5(PO4)3F) và cryolite (Na3AlF6). - Ion chloride có nhiều trong nước biển, trong quặng halite (NaCl, thường gọi là muối mỏ), sylvite (NaCl.KCl). => Trong cơ thể người, nguyên tố chlorine có trong máu và dịch vị dạ dày (ở dạng ion Cl- ), nguyên tố iodine có ở tuyến giáp (ở dạng hợp chất hữu cơ). - Ion bromide có trong quặng bromargyrite (AgBr). - Ion iodide trong iodargyrite (AgI), ... các ion này cũng có trong nước biển và các mỏ muối. Rong biển chứa iodide Nƣớc biển (NaCl, NaBr, NaI) Quặng Fluorite (CaF2)
3 Khoáng cryolite Quặng Fluorapatite Quặng sylvinite (Na3AlF6) (Ca5(PO4)3F) (NaCl.KCl) Một số dạng tồn tại trong tự nhiên của các halogen II. CẤU HÌNH ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HALOGEN. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HALOGEN Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử. - Với X là kí hiệu các nguyên tố halogen. - Công thức cấu tạo của phân tử halogen: X - X. - Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hoá trị không phân cực. Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất: 2 5 2 6 ns np 1e ns np - Do vậy, số oxi hoá đặc trưng của các halogen trong hợp chất là -1. - Tuy nhiên, khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, các halogen có thể có các số oxi hoá dương: +1, +3, +5, +7 (trừ fluorine có độ âm điện lớn nhất, nên fluorine luôn có số oxi hoá bằng -1 trong mọi hợp chất). * F(Z=9): 1s2 2s2 2p5 Nguyên tử F có 2 lớp electron, không có phân lớp d nên chỉ có 1 electron độc thân, mặt khác F có độ âm điện lớn nhất vì thế F chỉ có số oxi hóa bằng -1 trong mọi hợp chất.
4 * Các nguyên tố Cl,Br,I ở trạng thái cơ bản có e độc thân. * Ngoài ra còn có phân lớp d còn trống nên khi được kích thích thì 1,2,3 e thuộc s,p có thể chuyển đến những obitan d còn trống tạo ra 3,5,7 e độc thân vì thế các nguyên tố này ngoài số oxi hóa = -1; +1 còn có thể có các số oxi hóa +3;+5; +7 III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CÁC HALOGEN - Các halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như hexane (C6H14), carbon tetrachloride (CCl4),.... Trong y học, dung dịch iodine loãng trong ethanol được dùng làm thuốc sát trùng. - Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da. Hít thở không khí có chứa halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép làm tổn hại niêm mạc tế bào đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở. - ở nhiệt độ cao, iodine thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi dưới áp suất thường. - Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen F (Z=9) Cl (Z=17) Br (Z=35) I (Z=53) Đơn chất (X2) F2 Cl2 Br2 I2 Màu sắc Lục nhạt Vàng lục Nâu đỏ Tím đen Cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s2 2p5 3s2 3p5 4s2 4p5 5s2 5p5 Thể (20 °C) Khí Khí Lỏng Rắn + Từ fluorine đến iodine: Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20 °C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn. Màu sắc đậm dần: fluorine có màu lục nhạt, chlorine có màu vàng lục, bromine có màu nâu đỏ, iodine có màu đen tím. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. + Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dần đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng. IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC