Nội dung text Lớp 10. Đề thi cuối kì 1 (đề số 10) - FORM MỚI.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 10 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các nguyên tố hoá học thuộc cùng một nhóm A có cùng số lượng A. proton. B. electron hoá trị. C. proton và neutron. D. proton và electron. Câu 2. Vì sao các nguyên tử Ne (Z=10) và Ar (Z=18) hiếm khi tạo thành hợp chất? A. Vì chúng có lớp electron ngoài cùng đã bão hòa. B. Vì chúng có phân lớp electron bên trong đã được điền đầy đủ. C. Vì bán kính nguyên tử của chúng rất nhỏ. D. Vì mỗi nguyên tử đã có đủ 8 electron. Câu 3. 60 27Co được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử 60 27Co ? A. Nguyên tử có 27 hạt neutron. B. Hạt nhân nguyên tử có điện tích là 27 Coulomb. C. Số hạt neutron của nguyên tử Co này khác với số hạt neutron của các nguyên tử đồng vị khác của Co. D. Nguyên tử có 33 electron. Câu 4. Trong số bốn nguyên tố với các cấu hình electron nguyên tử tương ứng sau đây, cấu hình nào ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất? A. [He]2s 2 2p 4 . B. [He] 2s 2 2p 5 . C. [Ne] 3s 1 . D. [Ne]3s²3p 5 . Câu 5. Nguyên tử hoặc ion nào sau đây có chứa số lượng proton, neutron và electron khác nhau? A. 19 9F . B. 23 11Na . C. 31 15P . D. 32 16S . Câu 6. Copper (đồng) được sử dụng làm dây dẫn điện, huy chương, trống đồng… Nguyên tử khối trung bình của copper bằng 63,546. Copper tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị 63 29Cu và 65 29Cu . Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 63 29Cu tồn tại trong tự nhiên là A. 32,3. B. 67,6. C. 72,7. D. 27,3. Câu 7. M là nguyên tố chu kì 4, có khả năng phản ứng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm MOH. Cấu hình electron của M là A. [Ar]4s¹. B. [Ne]4s²4p 5 . C. [Ne]3s 1 . D. [Ne]3s²3p 1 . Câu 8. Có bao nhiêu electron thuộc phân lớp p trong cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13)? A. 1. B. 2. C. 6. D. 7. Câu 9. Sự xen phủ giữa các AO nào sau đây theo phương nằm ngang có thể tạo thành liên kết . A. . B. . Mã đề thi: 010
C. . D. . Câu 10. Cấu hình electron nguyên từ của sulfur và selenium lần lượt là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 và 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 4 . Phát biểu nào sau đây về hai nguyên tố này là đúng? A. S và Se nằm cùng một nhóm VIB. B. Số electron lớp ngoài cùng của Se nhiều hơn S. C. S và Se nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau. D. S là nguyên tố nhóm A, Se là nguyên tố nhóm B. Câu 11. Phân tử nào sau đây chứa nguyên tử không tuân theo quy tắc octet? Biết (H (Z = 1), B (Z = 5), N (Z = 7), O (Z = 8). A. BH 3 . B. CO 2 . C. NH 3 . D. H 2 O. Câu 12. Trong các cặp nguyên tố sau, cặp nguyên tố nào có nhiều khả năng tạo thành liên kết ion nhất? A. Nitrogen và oxygen. B. Carbon và hydrogen. C. Sulfur và oxygen. D. Potassium và oxygen. Câu 13. Phân tử NH 3 có công thức Lewis như Hình 3.3 Số lượng cặp electron dùng chung và cặp electron hóa trị riêng của nguyên tử N là A. 1 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2. Câu 14. Hình 3.2 mô tả cấu trúc của các chất rắn X và Y, các khối cầu trắng và đen thể hiện các nguyên tố khác nhau. Loại liên kết hóa học trong X và Y tương ứng là A. liên kết ion và liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị và liên kết cộng hóa trị. C. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. D. liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Câu 15. Chất nào sau đây có chứa liên kết cho – nhận? A. I 2 . B. H 2 O 2 . C. O 3 . D. N 2 . Câu 16. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, A. tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần. B. độ âm điện giảm dần. C. tính phi kim giảm dần. D. tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần. Câu 17. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử? A. Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H – F; H – N , H – O ở phân tử này) với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác. B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị. Câu 18. Ethanol (C 2 H 5 OH) và dimethylether (CH 3 -O-CH 3 ) có cùng công thức phân tử là C 2 H 6 O. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ethanol có nhiệt độ sôi cao hơn dimethylether. B. Dimethylether có nhiệt độ sôi cao hơn athanol. C. Hai chất có nhiệt độ sôi bằng nhau. D. Hai chất có nhiệt độ sôi không xác định. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho hai nguyên tố florine ( 9 F) và chlorine ( 17 Cl). a. F và Cl là các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A. b. F và Cl nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau. c. Công thức oxide cao nhất của F và Cl đều có dạng X 2 O 7 . d. Độ âm điện của F cao hơn Cl. Câu 2. Chromium (Cr) và các hợp chất của nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Nguyên tố Cr nằm ở ô thứ 24 của bảng tuần hoàn, là nguyên tố thuộc nhóm VIB. a. Cr là nguyên tố kim loại chuyển tiếp thuộc chu kì 4. b. Số electron lớp vỏ ngoài cùng của Cr là 6. c. Cr có hai phân lớp electron bán bão hoà. d. Nguyên tử Cr có 4 lớp electron đã được điền đầy đủ. Câu 3. Độ âm điện của O và H tương ứng là 3,44 và 2,2. a. Liên kết H-O là liên kết cộng hóa trị không phân cực. b. Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O. c. Trong phân tử H 2 O có 2 liên kết sigma () và 1 liên kết pi (π). d. Một phân tử nước (H 2 O) có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với 2 phân tử nước khác. Câu 4. Hợp chất X có nhiều trong thành phần của nước biển, là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hang ngày. Hợp chất X được tạo ra từ nguyên tố Y có 11 electron và nguyên tố Z có 11 electron ở phân lớp p. a. Công thức hoá học của hợp chất X tạo bởi Y và Z là Y 2 Z. b. Hợp chất tạo bởi Y và Z có tính dẫn điện khi nóng chảy hoặc tan vào nước. c. Trong thực tế cuộc sống, hợp chất X được dùng để bảo quản thực phẩm. d. Cho 0,1 mol X trong dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 12,35 gam kết tủa. Cho nguyên tử khối của Ag = 108; Z = 35,5. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong nguyên tử, khối lượng một hạt electron và một hạt proton lần lượt là 9,11.10 -28 gam và 1,673.10 -24 gam. Khối lượng của một hạt proton gấp bao nhiêu lần khối lượng một hạt electron (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? Câu 2. Độ âm điện của một số nguyên tố được cho trong bảng: Na Ba Cl H O K 0,93 0,89 3,16 2,2 3,44 0,82 Có bao nhiêu hợp chất có chứa liên kết cộng hóa trị trong dãy các chất sau: HClO 4 , BaO, NaCl, C 2 H 4 và KOH? Câu 3. Carbon dioxide (CO 2 ) được coi là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Phân tử CO 2 rất bền, nguyên tử C liên kết với nguyên tử O bằng một liên kết đôi. Hãy cho biết số electron mà nguyên tử C đã đóng góp để tạo liên kết cộng hóa trị? Câu 4. X là một nguyên tố chu kì 3, nguyên tử có 5 electron lớp ngoài cùng. Tổng số nguyên tử có trong một phân tử hydroxide cao nhất của X là bao nhiêu?
Câu 5. Nguyên tố oxygen (Z = 8) và nguyên tố phosphorus (Z = 15). Số electron có trong anion PO 4 3- là bao nhiêu? Câu 6. Hydrogen sulfide (H 2 S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H 2 S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H 2 S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và làm tử vong ngay lập tức. Một gian phòng trống (25 °C; 1 bar) có kích thước 3 m x 4 m x 6m bị nhiễm 10 gam khí H 2 S. Tính nồng độ ppm của H 2 S trong gian phòng trên. Cho biết 1 mol khí ở 25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L; nồng độ ppm (parts per million – thành phần phần triệu). (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.