PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 7. Quy định về hình phạt tù chung thân trong luật hình sự một số nước và kiến nghị cho Việt Nam - Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa.pdf

1 QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Hoa1* Tóm tắt Hình phạt tù chung thân là hình phạt rất nghiêm khắc, hạn chế nghiêm ngặt tự do của người bị kết án đến hết cuộc đời hoặc cho đến khi họ được ân giảm và tha trước hạn. Bài viết phân tích quy định của Bộ luật Hình sự Trung Quốc và luật hình sự của New South Wales (Úc) về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân; hình phạt tù chung thân được ân giảm và hình phạt tù chung thân không ân giảm. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc và New South Wales, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm để hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về hình phạt tù chung thân. Từ khóa: hình phạt tù chung thân, tha tù trước hạn kèm theo điều kiện, giảm hình phạt. Đặt vấn đề Hình phạt tù chung thân là hình phạt rất nghiêm khắc. Xét về thang bậc của tính nghiêm khắc, hình phạt này chỉ đứng sau hình phạt tử hình. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã bãi bỏ hình phạt tử hình hoặc hướng tới hạn chế tối đa hình phạt tử hình, vì vậy trong một số rất ít các trường hợp, hình phạt tù chung thân không ân giảm2 được áp dụng nhằm thay thế cho hình phạt tử hình. Đây cũng có thể coi là một phương án giúp làm giảm việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong khi các quốc gia còn chưa bỏ hoàn toàn hình phạt này hoặc các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt này nhưng vẫn lo ngại về tính răn đe của hình phạt tù chung thân được ân giảm. Tuy nhiên, cần đề cập rằng hình phạt tù chung 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM. Để hoàn thành bài viết này, tác giả nhận được sự hỗ trợ tìm kiếm tài liệu tham khảo của Trương Gia Thi về quy định của luật hình sự Trung Quốc và Úc về hình phạt tù chung thân (đặc biệt là các quy định về hình phạt tù chung thân không ân giảm của Trung Quốc). Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ này. 2 Có nghĩa là không được giảm xuống thành hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù cho đến khi chết.
2 thân không ân giảm được coi là thiếu tính nhân đạo và bị Tòa án nhân quyền Châu Âu xác định là vi phạm Điều 3 của Công ước Châu Âu về quyền con người.3 Bài viết này phân tích quy định của BLHS Trung Quốc4 và luật hình sự Bang New South Wales (Úc) (“NSW”)5 về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân và so sánh với quy định của Việt Nam để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong quy định giữa các nước. Sau đó, bài viết phân tích hình phạt tù chung thân không ân giảm và thảo luận những lo ngại về tính nhân đạo của hình phạt tù chung thân không ân giảm. Qua các nghiên cứu, bài viết đóng góp vào nhận thức về hình phạt tù chung thân không ân giảm và khuyến nghị không nên áp dụng ở Việt Nam, kể cả trong trường hợp xem xét nó như một phương án thay thế hình phạt tử hình. Bên cạnh hình phạt tù chung thân không ân giảm, hình phạt tù chung thân có ân giảm rất phổ biến trong luật hình sự các nước, tuy nhiên, điều kiện ân giảm ở mỗi nước có sự khác nhau. Bài viết phân tích quy định về hình phạt tù chung thân không ân giảm trong luật hình sự của Trung Quốc và NSW. Trên cơ sở so sánh với quy định hiện hành của Việt Nam, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm mà Việt Nam nên tham khảo và bổ sung vào luật hình sự. 1. Phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Trung Quốc, New South Wales và so sánh với Việt Nam 1.1.Phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Trung Quốc Hình phạt tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc thứ hai trong luật hình sự Trung Quốc. Tính nghiêm khắc của hình phạt này chỉ đứng sau hình phạt tử hình và về nguyên tắc, người phạm tội phải chấp hành hình phạt trong nhà tù hoặc một nơi giam giữ khác suốt cuộc đời (Điều 46 BLHS Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế, sau một thời gian chấp hành 3 Saleem H. A. R., Khan I. A., & Mukhtar H. (2021), “Life Imprisonment without Parole in China: Substituting Death for Economic Crimes”, Global Political Review, VI(III), 13-26, tr. 21. 4 BLHS Trung Quốc được thông qua ngày 1.7.1979, có hiệu lực từ ngày 1.1.1980. BLHS này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần cuối cùng vào ngày 29.12.2023. 5 Hình phạt tù chung thân và áp dụng hình phạt này được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, trong đó có các văn bản quan trọng sau: Luật về Tội phạm số 40 năm 1900 tại https://legislation.nsw.gov.au/view/html/inforce/current/act-1900-040#sec.19A, Luật về Tội phạm (Thủ tục quyết định hình phạt số 92 năm 1999 tại Crimes (Sentencing Procedure) Act 1999 No 92 - NSW Legislation, Luật về Tội phạm (Thi hành hình phạt) số 93 năm 1999 tại Crimes (Administration of Sentences) Act 1999 No 93 - NSW Legislation và Crimes (Administration of Sentences) Regulation 2014 - NSW Legislation (truy cập 15.9.2024).
3 án, đa số người bị kết án được tha trước thời hạn và hình phạt tù chung thân được ân giảm xuống thành hình phạt tù có thời hạn hoặc được trả tự do với những điều kiện kèm theo.6 Vì vậy, một số nhà khoa học cho rằng hình phạt tù chung thân ở Trung Quốc khác với một số nước và có thể xem là hình phạt tù có thời hạn “kéo dài” (long-term fix-term imprisonment).7 Về phạm vi áp dụng hình phạt tù chung thân, BLHS Trung Quốc không giới hạn về loại tội phạm không được áp dụng hình phạt này xét theo phân nhóm tại các chương. Đối chiếu với quy định trong phần các tội phạm cho thấy, hình phạt này được áp dụng với rất nhiều loại tội phạm khác nhau trong các chương (chỉ không áp dụng đối với tội phạm thuộc Chương IX Tội phạm vi phạm nghĩa vụ) và được quy định cụ thể cho khoảng một phần tư số tội phạm nêu trong BLHS.8 Quy định tại phần chung của BLHS Trung Quốc cũng không giới hạn phạm vi áp dụng hình phạt tù chung thân theo phân loại tội phạm dựa trên tính nguy hiểm như Việt Nam, bởi lẽ quy định thuộc phần chung của BLHS Trung Quốc không phân loại tội phạm, bao gồm phân loại dựa theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Như vậy, về lập pháp, hình phạt tù chung thân có phạm vi áp dụng rộng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, khi quyết định hình phạt tòa án phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, bản chất và đặc điểm của tội phạm, mức độ thiệt hại mà tội phạm đã gây ra cho xã hội (Điều 61 BLHS Trung Quốc). Về điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân, BLHS Trung Quốc không giới hạn các đối tượng có thể bị áp dụng hình phạt này. Điều này có nghĩa là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị phạt tù chung thân. Tuy nhiên, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về một số ít các loại tội phạm, bao gồm: giết người; cố ý gây thương tích/ tổn hại cho người khác với thương tích nghiêm trọng hoặc làm nạn nhân chết; hiếp dâm, cướp tài sản, mua bán ma túy, đốt phá, gây nổ hoặc đầu độc (Điều 17 BLHS Trung Quốc). 1.2. Phạm vi và điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân trong luật hình sự bang New South Wales (Úc) 6 Zhiyuan Guo, Rong Ma, Life Imprisonment in China: Law and Practice [Guo_Zhiyuan.pdf (unimelb.edu.au)] tr. 2,(truy cập 2.9.2024). 7 Zhiyuan Guo, Rong Ma, tlđd, tr. 3. 8 Zhiyuan Guo, Rong Ma, tlđd, tr. 3.
4 Bang NSW không quy định hình phạt tử hình vì vậy hình phạt tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của bang này. Hình phạt tù chung thân trong luật hình sự NSW chỉ được áp dụng giới hạn đối với một số loại tội phạm bao gồm: giết người, các tội phạm về ma túy với số lượng lớn chất ma túy liên quan.9 Đáng chú ý là đối với một số trường hợp phạm tội giết người, Tòa án buộc phải áp dụng hình phạt tù chung thân mà không được lựa chọn một hình phạt nhẹ hơn hoặc bất cứ biện pháp thay thế nào khác (mandatory life sentence). Ví dụ: Theo quy định tại Điều 19B Luật về Tội phạm 1900 số 40, hình phạt tù chung thân không ân giảm được áp dụng trong trường hợp giết cảnh sát.10 Điều luật này quy định rằng tòa án phải áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội giết cảnh sát nếu hành vi phạm tội xảy ra khi cảnh sát đang thực hiện nhiệm vụ, hoặc hành vi giết người là hậu quả hoặc là sự trả thù cho các hành động thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát. Để bị kết án theo điều này, người phạm tội phải biết hoặc, trong sự hợp lý, buộc phải biết rằng nạn nhân là cảnh sát và cố ý thực hiện hành vi giết hoặc tham gia vào hoạt động tội phạm gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cảnh sát (Điều 19B(1)). Quy định này của NSW cho thấy sự nhấn mạnh của Nhà nước đối với vai trò của cảnh sát trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quan điểm bảo vệ mạnh mẽ của Nhà nước đối với an toàn tính mạng của cảnh sát trong khi họ thực hiện nhiệm vụ và ngay cả sau khi họ thực hiện nhiệm vụ nhưng hành vi phạm tội là vì lý do công vụ của nạn nhân. Tuy nhiên, Tòa án không bắt buộc phải áp dụng hình phạt tù chung thân trong trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi hoặc bị suy giảm nhận thức đáng kể mà không phải do họ tự gây ra và sự suy giảm này có tính tạm thời (Điều 19B(3)). 1.3. So sánh với quy định của Việt Nam về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân và nhận xét, đánh giá Tương tự như Trung Quốc, hình phạt tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc thứ hai trong hệ thống hình phạt của Việt Nam. Theo luật của cả ba quốc gia, khi áp dụng hình phạt này, Tòa án phải xem xét tính nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện, và tính nguy hiểm 9 Honor Figgis and Rachel Simpson, “Dangerous Offenders Legislation: An Overview”, Briefing Paper No 14/97, NSW Parliamentary Library Research Service, [*I:\USERS\LIBRARY\RESEARCH\KATE\DANGER.14 (nsw.gov.au)], tr. 26-27 (truy cập 2.9.2024) và xem: Điều 61 và Phần 3 Luật về Tội phạm (Thủ tục quyết định hình phạt) số 92 năm 1999. 10 Xem quy định này tại: [https://legislation.nsw.gov.au/view/html/inforce/current/act-1900-040#sec.19A] (truy cập 2.9.2024).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.