Nội dung text Note KDQT.docx
Giá trị - quan niệm trừu tượng (tự do cá nhân, công lý, trung thực, trách nhiệm tập thể, vai trò phụ nữ,...) Chuẩn mực - quy định, quy tắc, từng tình huống cụ thể (hành xủ đúng mực, ăn uống đúng đắn, hành vi đáng mong muốn với xóm giềng,...) Lề thói - quy ước cuộc sống hằng ngày (người Nhật đưa bằng 2 tay và cúi người, …) Tập tục - chuẩn mực xã hội (loạn luân, trộm cắp,...) Nền kinh tế chỉ huy - chính phủ điều tiết hoặc sở hữu các nghành CN chủ chốt (điện, mạng, nước,...) Nền kinh tế thị trường - sản xuất dựa trên cung cầu Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung - sản xuất dựa trên kế hoạch của chính phủ Nền kinh tế hỗn hợp - một số thộc tư nhân và một số thuộc nhà nước, theo kế hoạch nhà nước Dân chủ - tất cả người dân tham gia Chỉ huy - do nhà nước điều tiết Chính phủ độc tài - áp đặt Trọng thương - khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, BẰNG 0 Lợi thế tuyệt đối-Adam Smith - quốc gia sản xuất sp1 hiệu quả hơn tất cả các quốc gia khác, chuyên môn hóa sản xuất sp1, đổi sp1 để lấy các sp khác, TỔNG DƯƠNG Heckscher-Ohlin - sản xuất và xuất khẩu sp dồi dào tại địa phương Lợi thế so sánh - sản xuất sp hiệu quả nhất, mua những sp kém hiệu quả hơn, TỔNG DƯƠNG (NHỮNG SP KÉM HIỆU QUẢ HƠN NHƯNG SP ĐÓ VẪN HIỆU QUẢ HƠN CÁC QUỐC GIA KHÁC) Vòng đời sản phẩm - 1 nước sx đầu -> chuyển trụ sở sang nước phát triển -> chuyển trụ sở sang nước ĐANG phát triển -> xuất khẩu lại về nước đầu tiên Thương mại mới - sx theo quy mô lớn để giảm chi phí/đơn vị sp Lợi thế cạnh tranh-Porter - giải thích sự thành công của các quốc gia Cơ đốc giáo (gồm thiên chúa và tin lành): lao động chăm chỉ tạo ra của cải, tôn giáo lớn nhất, nhiều ở Châu Âu, Mỹ Hồi giáo - lớn thứ 2, tôn thờ 1 thân (duy thần), dạy về hòa bình, công bằng và khoan dung. Con người k sở hữu tài sản, làm thay cho Thiên Chúa, ủng hộ kinh doanh Ấn Độ giáo - phổ biến ở Ấn Độ, quan trọng tâm linh và tinh thần Phật giáo – phát triển tâm linh và kiếp sau, KD k đc coi trọng, k ủng hộ đẳng cấp Nho giáo - hệ tư tưởng, lòng trung thành, nghĩa vụ tương hỗ sự trung thực Chủ nghĩa dân tộc thực dụng - lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết Quan điểm cực đoan - trạng thái ủng hộ một sự vật, sự việc, phe phái,… một cách thái quá dẫn tới vi phạm tiêu chuẩn đạo đức xã hội Chủ nghĩa dân tộc - một quan niệm và một phong trào cho rằng dân tộc nên đồng nhất với nhà nước Lý thuyết bắt chước - quá trình một người tái tạo các đặc điểm và khuôn mẫu của hành vi được chứng minh Thuế quan, Mậu dịch (GATT) – hiệp ước quy định cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) – khiến các QG đó tuân thủ luật chơi và hiệp định Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG => duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ Ngân hàng Thế giới - cho vay với lãi thấp => thúc đẩy phát triển kinh tế tại các quốc gia nghèo Liên hợp quốc - 1945, 193 quốc gia, trụ sở chính là New York => thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác G20 - 1999, 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới => đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu Kế hoạch hóa tập trung: không có động lực cạnh tranh -> không có đổi mới sáng tạp -> kinh tế trì trệ TỰ LUẬN: 1. Bản chất của chuyển đổi kinh tế - Dỡ bảo các quy định: dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động kinh doanh - Tư hữu hóa: chuyển quyền sở hữu nhà nước thành tư nhân - Hệ thống pháp luật: thực thi luật bảo hộ quyền sở hữu và cơ chế đảm bảo thực hiện các điều khoản hợp đồng 2. Các khía cạnh văn hóa - Khoảng cách quyền lực - cách thức một xã hội đối mặt với thực tế rằng mọi người là bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ - Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể - mối quan hệ giữa cá nhân và đồng loại - Né tránh rủi ro - mức độ mà các thành viên của các nền văn hóa khác nhau thích nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn - Nam tính và nữ tính - mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công việc 3. Tự do thương mại luôn mang lại lợi ích? - Không thể tự do di chuyển nguồn lực từ hoạt động sản xuất này sang hoạt động khác - Lợi ích giảm dần khi chuyên môn hóa - Ảnh hưởng của tự do thương mại có tính động và vì vậy phức tạp 4. Các công ty muốn mua lại công ty có sẵn vì: - Sáp nhập và mua lại có thể thực hiện nhanh chóng hơn so với đầu tư mới - Để một công ty có được tài sản mong muốn, sáp nhập và mua lại sẽ dễ dàng và ít rủi ro hơn so với xây dựng từ đầu - Các công ty tin rằng họ có thể tăng hiệu quả của doanh nghiệp được mua lại bằng việc chuyển giao vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý 5. LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ Có bốn lợi ích chính của FDI đối với nước nhận đầu tư 1. Chuyển giao nguồn lực nước ngoài - FDI mang lại nguồn vốn, công nghệ và nguồn lực quản lý 2. Tạo việc làm - FDI có thể mang lại công ăn việc làm 3. Cải thiện cán cân thanh toán - FDI có thể giúp một quốc gia đạt được thặng dư tài khoản vãng lai 4. Ảnh hưởng tới cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế - Đầu tư mới sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, kéo theo sự giảm giá và cải thiện lợi ích cho người tiêu dùng
Có thể dẫn đến việc tăng năng suất, đổi mới sản phẩm và công đoạn sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao hơn 6. CHI PHÍ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 1. Các ảnh hưởng bất lợi của FDI tới cạnh tranh trong nước nhận đầu tư (trở thành kinh tế kiểm soát thị trường nội địa) Các công ty con của công ty đa quốc gia nước ngoài có thể có sức mạnh kinh tế lớn hơn đối thủ cạnh tranh bản địa, vì họ có thể là một bộ phận của một tổ chức quốc tế lớn hơn 2. Ảnh hưởng bất lợi lên cán cân thanh toán Khi một công ty con nước ngoài nhập khẩu một số lượng đáng kể các yếu tố đầu vào từ nước ngoài thì sẽ làm phát sinh một khoản ghi nợ vào tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán của nước chủ nhà 3. Mất nhận thức về chủ quyền và quyền tự chủ quốc gia Các quyết định ảnh hưởng tới nước chủ nhà sẽ được đề ra bởi công ty mẹ tại nước ngoài mà không có cam kết thực sự cho nước chủ nhà, hoặc tại một nơi mà chính phủ nước chủ nhà không thể kiểm soát được 7. LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC ĐẦU TƯ 1. Ảnh hưởng tích cực lên tài khoản vốn trong cán cân thanh toán của nước đầu tư từ dòng chảy vào của thu nhập từ nước ngoài 2. Hiệu ứng việc làm từ việc đầu tư ra nước ngoài 3. Các lợi ích từ việc học được các kỹ năng có giá trị từ các thị trường nước ngoài mà sau đó có thể chuyển về chính quốc 8. CHI PHÍ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC ĐẦU TƯ 1. Cán cân thanh toán của nước đầu tư có thể phải chịu áp lực khi: Gia tăng các dòng vốn ra cần thiết để thực hiện FDI ban đầu Nếu mục đích của FDI là để giúp thị trường nước nhận đầu tư thoát khỏi tình trạng sản xuất chi phí thấp Nếu FDI là giải pháp thay thế cho xuất khẩu trực tiếp 2. Lao động trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu FDI là một giải pháp thay thế cho sản xuất trong nước Tuy nhiên, lý thuyết thương mại quốc tế chỉ ra rằng các lo ngại của nước đầu tư về tác động kinh tế tiêu cực của việc sản xuất tại nước ngoài tức là FDI được thực hiện để phục vụ thị trường nước nhận đầu tư) có thể không có giá trị Có thể kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm tại chính quốc bằng cách giải phóng các nguồn lực để chuyên môn hóa vào các lĩnh vực mà chính quốc có lợi thế so sánh 9. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI FDI Chính phủ có thể khuyến khích đầu tư ra nước ngoài: (giao lưu, ký kết các hiệp định thương mại) - Các chương trình bảo hiểm của Chính phủ hỗ trợ đối phó với các rủi ro chính khi đầu tư ra nước Ngoài - Hỗ trợ vốn, cho vay vs lãi thấp, thuế thu nhập chuyển về nước thấp Chính phủ có thể hạn chế đầu tư ra nước ngoài: - Hạn chế dòng FDI ra nước ngoài, đặt ra các quy định về thuế, hoặc ngăn cấm hoàn toàn FDIVAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI FDI Chính phủ có thể khuyến khích dòng FDI vào nước mình:
- Cung cấp ưu đãi cho các công ty nước ngoài để đầu tư vào nước mình - Thu lợi ích từ việc chuyển giao nguồn lực và hiệu ứng việc làm do FDI mang lại, và thu hút dòng FDI có khả năng đi sang các nước nhận đầu tư tiềm năng khác Chính phủ có thể hạn chế dòng FDI vào nước mình: - Đặt ra các hạn chế về quyền sở hữu và yêu cầu về kết quả hoạt động