Nội dung text ĐỀ 4 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 LÝ 11 KNTT ( Theo minh họa 2025 ).docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA SỐ 4 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC Môn: Vật lý 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1. Công suất định mức của các dụng cụ điện là công suất A. lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được. B. tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được. C. mà dụng cụ đó có thể đạt được khi nó hoạt động bình thường. D. cực đại mà dụng cụ đó có thể đạt được. Câu 2. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất tỏa nhiệt tính bằng công thức A. 2 toaPIR . B. 2 toaPUR. C. 2 toaPUI. D. 2 toaPU.R Câu 3. Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng là A. Jun (J). B. niutơn ( N). C. kilo-oat giờ (KWh). D. Số đếm của công tơ điện. Câu 4. Điện năng không thể biến đổi thành A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. năng lượng nguyên tử. Câu 5. Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t 1 = 20 0 C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%. A. 796W. B. 769W. C. 679W. D. 697W. Câu 6. Đối với mạch kín ngoài nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng. C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng. Câu 7. Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi A. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. C. không mắc cầu chì cho một mạch điện kín. D. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín. Câu 8. Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực A. cu-lông. B. hấp dẫn. C. lực lạ. D. điện trường. Câu 9. Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là A. vôn (V), ampe (A), ampe (A). B. ampe (A), vôn (V), cu lông (C).
C. Niutơn (N), fara (F), vôn (V). D. fara (F), vôn/mét (V/m), Jun (J). Câu 10. Lí thuyết dùng để giải thích các tính chất điện của kim loại dựa trên sự chuyển động của các electron tự do là thuyết A. động học phân tử. B. sóng điện từ. C. electron. D. phôtôn. Câu 11. Dòng diện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương cùng chiều điện trường. B. các ion âm ngược chiều điện trường. C. các electron tự do ngược chiều điện trường. D. các prôtôn cùng chiều điện trường. Câu 12. Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 13. Điện dẫn suất σ của kim loại và điện trở suất của nó có mối liên hệ mô tả bởi đồ thị A. B. C. D. Câu 14. Một ampe kế có điện trở bằng 9 chỉ cho dòng điện tối đa là 0,1 A đi qua. Muốn mắc vào mạch điện có dòng điện chạy trong nhánh chính là 5 A mà ampe kế hoạt động bình thường không bị hỏng thì phải mắc song song với nó điện trở R là A. 0,1 . B. 0,12 . C. 0,16 . D. 0,18 . Câu 15. Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các A. êlectron. B. ion. C. ion âm. D. điện tích dương. Câu 16. Tác dụng nào sau đây không phải là đặc trưng của dòng điện là tác dụng A. nhiệt. B. quang. C. từ. D. cơ học
Câu 17. Trên một chiếc ac quy có ghi 150 Ah con số đó có ý nghĩa là A. nếu sử dụng ac quy với cường độ dòng diện 150 A thì sau 1 h acquy mới hết điện. B. nếu sử dụng ac quy với cường độ dòng diện 150 A thì sau 1 h ac quy đã truyền đi một lượng điện là 150 C. C. lượng điện tối đa mà ac quy sau khi sạc đầy có thể cung cấp là 150 C. D. cường độ dòng điện tối đa mà ac quy sau khi sạc đầy có thể cung cấp là 150 A. Câu 18. Dòng điện không đổi không phải là dòng điện chạy trong A. mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô. B. mạch điện kín của đèn pin. C. mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy. D. mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Coi Trái Đất là một quả cầu bán kính 6400 km. Giả sử có một lượng điện tích tương ứng với dòng điện 1,0 A chuyển qua một tiết diện thẳng của vật dẫn trong 1 giờ được phân bố đều trên bề mặt. a) Điện lượng chuyển qua là 3600 C. b) Diện tích bề mặt trái đất là 1425,147.10 m c) Mật độ điện tích trên bề mặt trái đất là 12210/Cm d) Dòng điện chạy qua bề mặt Trái Đát có thể gây ra hiện tượng động đất. Câu 2: Về điện trường và dòng điện không đổi, hãy cho biết câu nào đúng và câu nào sai: a) Điện trường tạo ra từ một điện tích dương sẽ luôn hướng ra ngoài, xa khỏi điện tích dương đó. b) Dòng điện không đổi chảy trong một mạch đóng điện, không bị ngắt đứt hoặc đổi hướng. c) Điện tích là một đại lượng vector có hướng, được đo bằng đơn vị Coulomb. d) Dòng điện không đổi là loại dòng điện mà cường độ dòng điện thay đổi theo thời gian. Câu 3: Một bóng đèn hoạt động với cường độ dòng điện 0,5 A và điện áp 120 V. Hãy chọn câu trả lời đúng hoặc sai cho mỗi câu sau và giải thích: a) Công suất tiêu thụ của bóng đèn là 240 W. b) Nếu điện áp được giảm xuống còn 60 V, công suất tiêu thụ của bóng đèn cũng giảm đi một nửa. c) Nếu cường độ dòng điện tăng lên gấp đôi, công suất tiêu thụ của bóng đèn cũng tăng lên gấp đôi. d) Khi bóng đèn bị hỏng và có sự rò rỉ điện, nó có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Câu 4: Một máy lạnh hoạt động với công suất tiêu thụ là 1200 W và hoạt động liên tục trong 8 giờ mỗi ngày. Giá điện là 3000 đồng/kWh. Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi câu sau và giải thích: a) Tổng công suất tiêu thụ của máy lạnh trong một ngày là 9,6 kWh.
b) Tổng số điện máy lạnh tiêu thụ trong một ngày là 9,6 kWh. c) Tổng chi phí tiền điện hàng tháng để sử dụng máy lạnh là 28,800 đồng. d) Khi máy lạnh hoạt động, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,64 A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian một phút (Đơn vị: C) Câu 2: Một acquy có dung lượng 5A.h. Biết cường độ dòng điện mà nó cung cấp là 0,5 A. Tính thời gian sử dụng của acquy (Đơn vị: h) Câu 3: Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 1 mm thì điện trở của dây là 16 Ω. Nếu làm bằng dây dẫn có đường kính 2 mm thì điện trở của dây thu được là bao nhiêu? (Đơn vị: ) Câu 4: Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó? (Đơn vị: J) Câu 5: Trong việc thiết kế các mạch điện, để có được các suất điện động thích hợp người ta thường tiến hành ghép các nguồn có sẵn thành các bộ nguồn có suất điện động cần thiết. Xét bốn pin giống nhau được mắc nối tiếp thành bộ nguồn, rồi mắc hai đầu một biến trở vào hai đầu bộ nguồn thành mạch kín. Điều chỉnh giá trị biến trở, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hai đầu bộ nguồn U vào cường độ dòng điện I trong mạch như Hình 18.30. Tim suất điện của mỗi pin. (Đơn vị: V) Câu 6: Một bóng đèn dây tóc được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là 5 A. Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 30 phút (Đơn vị: kWh) --------------------------------HẾT-------------------------------