PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 3. Nội năng - Định luật I của nhiệt động lực học (giải).docx

BÀI 3: NỘI NĂNG - ĐỊNH LUẬT I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. Khái niệm nội năng Câu 1: Các phân tử cấu tạo nên vật có thế năng tương tác là do A. các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. các phân tử chịu tác dụng của lực từ của Trái Đất. C. các phân tử chịu tác dụng của lực hấp dẫn của Trái Đất. D. giữa các phân tử có lực tương tác. Câu 2: Xét hai nhận định sau đây. Nhận định nào đúng? (1) Nhiệt độ của vật liên quan đến vận tốc chuyển động của các phân tử, nghĩa là liên quan đến động năng phân tử. (2) Thể tích của vật liên quan đến khoảng cách giữa các phân tử, nghĩa là liên quan đến lực tương tác phân tử và thế năng phân tử. A. Chỉ (1). B. Chỉ (2). C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai. Câu 3: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì A. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. C. nội năng của vật giảm. D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. Câu 4: (BT) Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng của vật. B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 5: Nội năng là A. tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng của động năng và thế năng của vật. C. tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật. D. tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 6: Nội năng của một vật A. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. B. phụ thuộc thể tích của vật. C. phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật D. không phụ thuộc thể tích và nhiệt độ của vật. Câu 7: Nhiệt năng và nội năng khác nhau ở chỗ A. Nội năng của vật có động năng phân tử còn nhiệt năng thì không. B. Nhiệt năng của vật có thế năng phân tử còn nội năng thì không. C. Nội năng của vật có thế năng phân tử còn nhiệt năng thì không. D. Nhiệt năng của vật có động năng phân tử còn nội năng thì không. II. Các cách làm biến đổi nội năng Câu 8: (CD) Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng. C. Nội năng của một vật có thể tăng hoặc giảm. D. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Câu 9: Khi năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì
A. nội năng của vật tăng B. nội năng của vật cũng giảm. C. nội năng của vật tăng rồi giảm. D. nội năng của vật không thay đổi. Câu 10: Chọn phát biểu không đúng A. Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi cơ năng của vật B. Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật C. Độ biến thiên nội năng ΔU: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình D. Đơn vị của nội năng là Jun (J) Câu 11: Đơn vị của độ biến thiên nội năng ΔU là A. ∘C B. K C. J D. Pa 1- Thực hiện công Câu 12: Chọn câu đúng? Cách làm thay đổi nội năng bằng hình thức thực hiện công cơ học là: A. Bỏ miếng kim loại vào nước nóng. B. Ma sát một miếng kim loại trên mặt bàn. C. Bỏ miếng kim loại vào nước đá. D. Hơ nóng miếng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Câu 13: (BT) Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì A. kích thước mỗi phân tử khí giảm. B. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. C. khối lượng mỗi phân tử khí giảm. D. số phân tử khí giảm. Câu 14: Một quả bóng rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Sở dĩ bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu là vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nội năng của A. chỉ quả bóng và của sân. B. chỉ quả bóng và không khí. C. chỉ mỗi sân và không khí. D. quả bóng, mặt sân và không khí. Câu 15: Cho hai viên bi bằng thép giống nhau, rơi từ cùng một độ cao. Viên thứ nhất rơi xuống đất mềm, còn viên thứ hai rơi xuống sàn đá rồi nảy lên đến độ cao nào đó và người ta bắt lấy nó thì A. hai viên nóng lên bằng nhau. B. viên 1 nóng lên nhiều hơn. C. viên 2 nóng lên nhiều hơn. D. hai viên lạnh xuống. Câu 16: Gọi 123,,DDD và 4D lần lượt là khối lượng riêng của thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết 2134DDDD . Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật. A. Vật bằng thiếc. B. Vật bằng nhôm. C. Vật bằng niken. D. Vật bằng sắt. 2- Truyền nhiệt Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật? A. Nội năng của vật có thể biến đổi bằng hai cách: thực hiện công và truyền nhiệt. B. Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuyển dời của các vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công. C. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt. D. Quá trình làm thay đổi nội năng bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt. Câu 18: Sự truyền nhiệt là: A. Sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. Sự truyền trực tiếp nội năng từ vật này sang vật khác. C. Sự chuyển hóa năng lượng từ nội năng sang dạng khác. D. Sự truyền trực tiếp nội năng và chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 19: (BT) Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng? A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật. B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại. C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động năng từ phân tử này sang phân tử khác. D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại. Câu 20: (BT) Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công: A. Mài dao. B. Đóng đinh. C. Khuấy nước D. Nung sắt trong lò. Câu 21: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là? A. Đun nóng nước bằng bếp B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm C. Nén khí trong xilanh D. Cọ xát hai vật vào nhau Câu 22: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là: A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên D. Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng. Câu 23: (KNTT) Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng. D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm. Câu 24: Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do A. Nội năng của chất khí tăng lên. B. Nội năng của chất khí giảm xuống. C. Nội năng của chất khí không thay đổi. D. Nội năng của chất khí bị mất đi. Câu 25: Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là A. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.