PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 29 - File word có lời giải.doc




4 d) Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H 2 O hoặc anion SCN - hay anion F - đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe 3+ . PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al 2 O 3 . Để sản xuất 300 km một loại dây cáp nhôm (aluminium) hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm (aluminium) điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2 O 3 . Biết rằng khối lượng nhôm (aluminium) trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm (aluminium) là 80%. Tính giá trị của m? (làm tròn kết quả đến phần nguyên) Câu 2: Triglyceride là thành phần đóng một vai trò là nguồn cung cấp  năng lượng  và chuyên chở các  chất béo  trong quá trình  trao đổi chất . Cho triglyceride X có công thức cấu tạo như hình sau: Thực hiện phản ứng hydrogen hóa 1 mol triglyceride X cần dùng vừa đủ a mol H 2 (xt, t 0 ) thu được triglyceride Y. Giá trị của a là bao nhiêu? Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO 2 + H 2 O → X + G (Ánh sáng, chlorophyll) X + H 2 O → Y Y + H 2 → Sobitol Y + AgNO 3 + H 2 O + NH 3 → Z + Ag + NH 4 NO 3 Phân tử khối của Z là là bao nhiêu? Câu 4: Cho dung dịch methylamine lần lượt tác dụng với các chất và dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch FeCl 3 , dung dịch NaCl, dung dịch Br 2 và Cu(OH) 2 . Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra? Câu 5: Trong quá trình sản xuất nitric acid (HNO 3 ), người ta sử dụng phản ứng oxi hóa ammonia (NH 3 ) bằng oxygen (O 2 ) theo phương trình sau: 4NH 3 (g) + 5O 2 (g)  4NO(g) + 6H 2 O(g) (1) Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt. Để tận dụng nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng (1), người ta dùng nó để đun nóng nước theo phương trình sau: H 2 O (l)  H 2 O (g) (2) Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của ammonia là 100%. Tính khối lượng ammonia (theo tấn, làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) cần thiết để đun sôi 2,00 tấn nước. Biết 20% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (1) được sử dụng để đun sôi nước và các giá trị nhiệt tạo thành ( o f298ΔH ) của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau: Chất NH 3 (g) NO(g) H 2 O(g) H 2 O(l) o f298ΔH (kJ mol⁻¹) -45,9 90,3 -241,8 -285,8 Câu 6: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng: (1) Fe 3+ + OH - → Fe(OH) 3 (2) Fe 2+ + OH - + O 2 + H 2 O → Fe(OH) 3 Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 42 lần so với ngưỡng cho phép quy định là 0,30 mg/l (theo QCVN01-1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe 3+ và Fe 2+ với tỉ lệ mol Fe 3+ : Fe 2+ = 1 : 3. Cần tối thiểu m gam Ca(OH) 2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 8 m³ mẫu nước trên. Giá trị của m là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến phần nguyên). -----------------HẾT------------------

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.