PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 3. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 3. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Bảo vệ tài nguyên rừng có ý nghĩa nào sau đây? A. Nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên rừng. B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. C. Bảo tồn nguồn gene các loài động vật, thực vật quý hiếm. D. Nâng cao diện tích rừng, cung cấp lâm sản cho nhu cầu của con người. Câu 2. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân nào sau đây? A. Toàn dân. B. Chủ rừng. C. Các cơ quan quản lí rừng. D. Chủ rừng và các cơ quan quản lí rừng. Câu 3. Một trong những nhiệm vụ của người dân trong bảo vệ rừng là A. Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. B. Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng. C. Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng. D. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Câu 4. Một trong những nhiệm vụ của chủ rừng trong bảo vệ rừng là A. phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo đúng quy định. B. thông báo kịp thời cho người dân về cháy rừng C. tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. D. xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Câu 5. Biểu đồ sau đây là thực trạng về diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 2007 – 2022.
Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tổng diện tích rừng ở nước ta tăng từ 2,6 triệu ha năm 2007 lên 4,6 triệu ha năm 2022. B. Diện tích rừng đặc dụng gần như không thay đổi từ năm 2007 đến năm 2022. C. Diện tích rừng phòng hộ năm 2017 cao hơn so với các năm còn lại. D. Tổng diện tích rừng năm 2022 là 4,6 triệu ha, trong đó rừng sản xuất chiếm gần 85%. Câu 6. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về nhiệm vụ của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng? A. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo đúng quy định. B. Thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng. C. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. D. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Câu 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về nhiệm vụ của chủ rừng trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng? A. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. B. Thông báo kịp thời cho người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền về cháy rừng. C. Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. D. Thông báo kịp thời cho người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền về sinh vật gây hại rừng. Câu 8. Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững, cần nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên. B. Áp dụng các kĩ thuật khai thác phù hợp để bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích phòng hộ và bảo vệ môi trường.
C. Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lí để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng. D. Chăn thả gia súc vào rừng đặc dụng, rừng mới trồng. Câu 9. Để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân, cần thực hiện hoạt động nào sau đây? A. Tăng cường hoạt động trồng rừng, trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn. B. Tổ chức tuyên truyền về vai trò, giá trị của rừng đối với đời sống và môi trường. C. Tăng cường công tác tuần tra, giám sát để phát hiện và ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng. D. Làm hàng rào bảo vệ rừng và phòng trừ sinh vật gây hại rừng. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là một trong các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng? A. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng. B. Ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng. C. Làm cỏ, vun xới, bón phân thúc cho cây. D. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 11. Vì sao trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn lại có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng? A. Tạo ra nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người, nhờ đó giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng. B. Tạo nguồn cây giống cung cấp cho trồng rừng. C. Tạo lá chắn bảo vệ tài nguyên rừng. D. Tạo môi trường sống trong lành cho con người. Câu 12. Cho các hoạt động như sau: (1) Trồng cây xanh trong khuôn viên các trụ sở, trường học. (2) Trồng cây xanh trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. (3) Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. (4) Khuyến khích người dân trồng cây ăn quả, cây công nghiệp trên đất rừng. (5) Tăng cường chăn thả gia súc trong các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. (6) Trồng cây trên vỉa hè đường phố, công viên. Các hoạt động có vai trò bảo vệ tài nguyên rừng là:
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (4), (6). Câu 13. Hoạt động nào sau đây có tác dụng ngăn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng? A. Tổ chức tuyên truyền về vai trò, giá trị của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. B. Trồng cây xanh trên vỉa hè, vườn hoa, quảng trường. C. Lắp đặt các biển báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng. D. Tuần tra, giám sát để ngăn chặn hoạt động săn bắt thú rừng trái phép. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng? A. Xây dựng các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phòng, chống cháy rừng. B. Trồng cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn để nâng cao ý thức bảo vệ rừng. C. Làm hàng rào bảo vệ để ngặn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng. D. Lắp đặt các biển báo ở khu vực có nguy cơ cao cháy rừng để nâng cao đa dạng tài nguyên rừng. Câu 15. Việc xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò nào sau đây? A. Thu hẹp diện tích rừng thuận lợi cho việc quản lí. B. Mở rộng diện tích trồng rừng. C. Bảo tồn đa dạng sinh học. D. Giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Câu 16. Trong các phương thức khai thác tài nguyên rừng, khai thác trắng là A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong nhiều mùa khai thác. B. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác. C. chỉ khai thác những cây già yếu có nguy cơ bị chết. D. khai thác toàn bộ cây rừng và không trồng lại cây mới. Câu 17. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về khai thác trắng ở nước ta? A. Không hạn chế số lần khai thác. B. Thường áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. C. Không áp dụng ở những nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều. D. Ưu tiên khai thác những cây đã thành thục. Câu 18. Để phục hồi rừng sau khai thác trắng cần phải tiến hành hoạt động nào sau đây? A. Bón phân cho cây rừng. B. Trồng rừng. C. Tưới nước cho cây rừng. D. Chăm sóc rừng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.