Nội dung text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 5).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, A. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. B. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. C. phản ứng hoá học không xảy ra. D. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về acid mạnh? A. Phân li hoàn toàn trong nước. B. Dung dịch nước của chúng dẫn điện. C. Có khả năng nhận H + . D. Có khả năng cho H + . Câu 3. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nitrogen thuộc nhóm A. VA. B. IIIA. C. IA. D. VIIIA. Câu 4. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/L, dung dịch nào dẫn điện kém nhất? A. HF. B. HCl. C. HI. D. HBr. Câu 5. Ammonia có tính chất vật lí nào sau đây? A. Tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường. B. Chất khí có màu vàng nâu. C. Nặng hơn không khí. D. Không màu và không mùi. Câu 6. Quá trình Haber – Bosch (Ha-bơ Bớt) là quá trình tổng hợp chất nào sau đây? A. NO. B. N 2 O. C. NH 3 . D. NO 2 . Câu 7. Trong công nghiệp thực phẩm, nitrogen lỏng (D = 0,808 g/mL) được phun vào vỏ bao bì trước khi đóng nắp để làm căng vỏ bao bì. Thể tích khí nitrogen thu được (đkc) khi hóa hơi 1 ml nitrogen lỏng là A. 646,4 ml. B. 808,8 ml. C. 715,4 ml. D. 1095,7 ml. Câu 8. Cho 5 mol H 2 và 5 mol I 2 vào bình kín dung tích 1 lít và nung nóng đến 227C . Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ các chất theo thời gian được cho trong hình sau: Nồng độ của HI ở trạng thái cân bằng là A. 0,68 M. B. 5,00 M. C. 3,38 M. D. 8,64 M. Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây có môi trường base? A. AgNO 3 . B. NaClO 3 . C. K 2 CO 3 . D. SnCl 2 . Câu 10. Phương trình nào sau đây là phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa NaOH với HCl trong dung dịch? Mã đề thi: 555
A. Na + + Cl - NaCl. B. NaOH + H + Na + + H 2 O. C. OH - + H + H 2 O. D. NaOH + Cl - NaCl + OH - . Câu 11. Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và oxygen trong không khí được gọi là A. NO x tức thời. B. NO x nhiệt. C. NO x nhiên liệu. D. NO x tự nhiên. Câu 12. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Nitrogen không duy trì sự hô hấp vì nitrogen là một khí độc. (b) Vì có liên kết ba nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học. (c) Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử. (d) Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion AlN, NH 4 + , NO 3 - , NO 2 lần lượt là -3, -3, +5, +3. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 14. Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. o t 4333NHNONHHNO. B. o t 43NHClNHHCl. C. o t 423322(NH)CO2NHCOHO. D. o t 43322NHHCONHCOHO. Câu 15. Hoạt động nào sau đây góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng? A. Sự quang hợp của cây xanh. B. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lí. C. Ao hồ thả quá nhiều tôm, cá. D. Khử trùng ao hồ sau khi tát cạn bằng vôi sống (CaO). Câu 16. Phương pháp chuẩn độ là phương pháp A. xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã biết nồng độ. B. xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn chưa biết nồng độ. C. xác định nồng độ của một chất bằng sự thay đổi màu sắc của dung dịch chuẩn. D. xác định nồng độ của một chất bằng sự thay đổi màu sắc của các chỉ thị thông thường. Câu 17. Cho muối X vào dung dịch NaOH, đun nóng, thu được một chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X? A. K 2 SO 4 . B. NH 4 NO 3 . C. CaCO 3 . D. FeCl 2 . Câu 18. Nước cường toan là hỗn hợp của HNO 3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích tương ứng là A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 3 : 1. D. 3 : 2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng: CH 3 COONa + H 2 O ⇌ CH 3 COOH + NaOH o r 298H 0 (*) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 10 mL dung dịch CH 3 COONa 0,5 M vào cốc thuỷ tinh, thêm 1 - 2 giọt phenolphthalein, khuấy đều. Bước 2: Chia dung dịch thu được vào 3 ống nghiệm, ống nghiệm (1) để so sánh, ống nghiệm (2) ngâm vào cốc nước đá, ống nghiệm (3) ngâm vào cốc nước nóng. a. Trong phản ứng (*), phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. b. Sau bước 1, dung dịch thu được trong cốc thủy tinh có màu xanh. c. Sau bước 2, màu của dung dịch trong ống nghiệm (2) đậm màu hơn trong ống nghiệm (1). d. Sau bước 2, màu của dung dịch trong ống nghiệm (3) nhạt màu hơn trong ống nghiệm (1). Câu 2. Cho các tính chất hóa học của ammonia như sau:
a. Ammonia phản ứng với acid mạnh tạo muối ammonium. b. Dung dịch ammonium làm quỳ tím chuyển màu xanh. c. Trong phân tử ammonia, nguyên tử nitrogen có số oxi hóa là -3 nên ammonia thể hiện tính oxi hóa. d. Khi đốt cháy khí ammonia trong oxygen, ammonia bị oxi hóa thành khí nitrogen. Câu 3. Nitric acid (HNO 3 ) là nguyên liệu hóa học quan trọng, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất phân đạm, thuốc súng, thuốc nhuộm, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm khác. a. Dung dịch nitric acid đậm đặc thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với copper(II) oxide. b. Nitric acid kém bền trong điều kiện thường khi có ánh sáng. c. Do có tính acid mạnh nên nitric acid được sử dụng để phá mẫu quặng trong nghiên cứu, xác định hàm lượng của các kim loại trong quặng. d. Nitric acid đậm đặc có nồng độ dung dịch tăng khi tiếp xúc với không khí ẩm. Câu 4. Ở trạng thái bình thường, dịch vị dạ dày thường có nồng độ [H + ] là 42.10 M. Khi tiến hành tiêu hóa thức ăn vào dạ dày làm giải phóng acid HCl và dịch vị dạ dày cũng vì vậy mà có giá trị thay đổi, khi này nồng độ ion [H + ] là 24,6.10 M. “Ợ nóng” là cảm giác đau rát ở thực quản gây ra do sự gia tăng nồng độ acid HCl trong dạ dày. a. Giá trị pH của dạ dày ở trạng thái bình thường là 3,7. b. Giá trị pH của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn là 2,3. c. Có thể điều trị chứng ợ nóng bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, chẳng hạn “sữa magie” có thành phần chủ yếu là Mg(OH) 2 . d. Cách đơn giản nhất để điều trị chứng ợ nóng nhẹ là nuốt nước bọt nhiều lần do nước bọt có chứa ion OH – , ion này dùng để trung hòa một phần acid có trong thực quản. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các cân bằng sau: (1) 2HI (g) ⇀ ↽ H 2 (g) + I 2 (g); (2) CaCO 3 (s) ⇀ ↽ CaO (s) + CO 2 (g); (3) FeO (s) + CO (g) ⇀ ↽ Fe (s) + CO 2 (g); (4) 2SO 2 (g) + O 2 (g) ⇀ ↽ 2SO 3 (g). Khi giảm áp suất của hệ, có bao nhiêu cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch? Câu 2. Trong số các chất sau: NaCl (nóng chảy), CH 3 COOH, KMnO 4 , KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O, C 12 H 22 O 11 (saccharose), CH 3 COONH 4 , CO 2 và C 6 H 6 (benzen). Có bao nhiêu chất điện li trong dãy các chất trên? Câu 3. Hình vẽ dưới đây mô tả phương pháp thu khí trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy nước: Trong các khí: N 2 , Cl 2 , O 2 , HCl, NH 3 , có bao nhiêu chất khí thỏa mãn phương pháp trên? Câu 4. Cho Sulfur trioxide được tạo thành bằng cách oxi hóa sulfur dioxide bằng oxygen hoặc lượng dư không khí ở nhiệt độ 450 0 C – 500 0 C, chất xúc tác V 2 O 5 theo phương trình hóa học: 00 25VO,450C500C 0 223r2982SO(g)O(g)2SO(g)H198,4kJ V Nồng độ ban đầu của SO 2 và O 2 tương ứng là 4 M và 2 M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng, biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 80% SO 2 đã phản ứng. Câu 5. Quá trình hình thành đạm nitrate cho đất từ nước mưa được biểu diễn theo sơ đồ sau: 2222OOOHO 2233(1)(2)(3)NNONOHNOHNO Tính lượng nitrate (NO 3 - ) mà đất được cung cấp từ 1 lít không khí (đkc) nếu giả sử hiệu suất chung cho cả quá trình là 40% và nitrogen chiếm khoảng 80% thể tích không khí? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 6. Một cái ao dùng để nuôi thủy sản chứa 5000 m 3 nước có pH = 4,2. Trước khi nuôi, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách hòa m kg vôi sống (chứa 80% CaO, còn lại là tạp chất trơ không tác dụng với nước) vào nước trong ao. Giá trị của m là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.