PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 56. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học - THPT Trường Xuân- có lời giải.docx

Trang 1 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG XUÂN 2 ---------------- KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN  Câu 1: Khi tìm hiểu về bệnh hô hấp do thuốc lá, phát biểu nào sau đây là sai? A. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại.  B. Gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải.  C. Người không hút thuốc lá sống chung với người hút thuốc lá thì khó bị bệnh hô hấp. D. Nhiều chất độc hại trong khói thuốc lá gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc. Câu 2: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào? A. Máu được điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan.  B. Máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến với các cơ quan.  C. Máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.  D. Máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.  Câu 3: Hình sau đây mô tả cơ chế di truyền nào trong tế bào?  A. Tái bản DNA. B. Phiên mã của gene.  C. Dịch mã tổng hợp polypeptid. D. Điều hòa hoạt động gene.  Câu 4: Các bộ ba nào sau đây trên mRNA có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch  mã?  A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng allele của 1 gene trong tế bào nhưng không  làm xuất hiện allele mới?  A. Đột biến gene. B. Đột biến đa bội cùng nguồn. C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST. Câu 6: Cho sơ đồ phả hệ sau đây về bệnh mù màu và máu khó đông. Biết bệnh mù màu là do  gene lặn a gây ra, bệnh máu khó đông là do gene lặn b gây ra. Các gene trội tương ứng là A, B quy định mắt  nhìn màu bình thường. Các gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X với khoảng các  20cM. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây là sai?
Trang 2 A. Trong số 17 người, có tối đa 10 người xác định được kiểu gene.  B. Có ít nhất 2 người phụ nữ trong phả hệ dị hợp tử về cả 2 cặp gene.  C. Cặp vợ chồng 15 - 16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị bệnh mù màu là 25%. D. Cặp vợ chồng 15 - 16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị bệnh máu khó đông là 20%. Câu 7: Một thai nhi bị nghi ngờ mắc một chứng rối loạn nghiêm trọng, có thể phát hiện được  về mặt sinh hóa trong tế bào thai nhi. Phương pháp nào sau đây là hợp lí nhất để xác định thai nhi có mắc căn  bệnh này hay không?  A. Xây dựng kiểu nhân của các tế bào soma của thai phụ.  B. Giải trình tự gene của người bố.  C. Siêu âm thai nhi để chẩn đoán.  D. Chọc dịch ối hoặc sinh thiết nhau thai.  Câu 8: Hình vẽ sau đây mô tả sơ đồ quá trình điều trị rối loạn suy giảm miễn dịch (SCID) nhờ  liệu pháp gene.  Các số 1, 2, 3 trong hình trên tương ứng là:  A. 1: gene ADA lành được đưa vào retrovirus; 2: retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, sửa gene ADA hỏng  của tế bào; 3: nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.  B. 1: gene ADA lành được đưa vào retrovirus; 2: retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, ức chế gene ADA  hỏng của tế bào; 3: nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.  C. 1: gene ADA lành được đưa vào retrovirus; 2: retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, chuyển gene ADA  hỏng của tế bào; 3: nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.
Trang 3 D. 1: gene ADA lành được đưa vào retrovirus; 2: retrovirus xâm nhiễm vào tế bào T, tiêu diệt gene ADA  hỏng của tế bào; 3: nuôi cấy tế bào T mang gene ADA lành.  Câu 9: Khi nói đến quy trình công nghệ DNA tái tổ hợp, nhận định nào sau đây không đúng? A. Tạo ra phân tử DNA từ hai nguồn khác nhau (thường từ hai loài) để tạo DNA tái tổ hợp. B. Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận, nuôi cây tế bào nhận để sản phẩm gene cần chuyển được sinh  ra sản phẩm.  C. Trong quá trình tạo DNA tái tổ hợp cần có enzyme cắt và nối gene cần chuyển vào thể truyền. D. Công nghệ DNA tái tổ hợp đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tạo protein  tái tổ hợp.  Câu 10: Phép lai nào sau đây không phải là phép lai hữu tính?  A. Lai xa. B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. C. Lai thuận nghịch. D. Lai tế bào.  Câu 11: Hình sau đây mô tả mối liên hệ giữa hình dạng mỏ của các loài chim sẻ với dạng thức  ăn của chúng:  Nhận định nào sau đây về hình này là đúng?  A. Hình mô tả chọn lọc nhân tạo ở chim sẻ.  B. Năm loài chim sẻ được hình thành từ một loài tổ tiên nào đó.  C. Các loài chim có kích thước và hình dạng mỏ khác nhau, thích nghi với loại thức ăn khác nhau. D. Đây là kết quả của một quá trình chọn lọc những biến dị không thích nghi với loại thức ăn có trong môi  trường.  Câu 12: Chọn lọc tự nhiên có tác động đến allele như thế nào?  A. Tác động gián tiếp đến tần số allele. B. Tác động trực tiếp đến tần số allele. C. Không làm thay đổi tần số allele. D. Tăng tần số allele lặn, giảm tần số allele trội. Câu 13: Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li  với nhau. Nếu các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gene của các quần thể này đến mức làm xuất hiện các  cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là cơ chế  A. hình thành loài khác khu. B. hình thành loài cùng khu. 

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.