PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Khung CTDĐT ThS LL&PPDH BM Vat ly-2022.pdf

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPHN2 ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) Tên chương trình: Tiếng Việt: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý Tiếng Anh: Theory and methods of teaching physics Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Ngành đào tạo: Khoa học giáo dục; Mã số: 8 14 01 11 Tên gọi văn bằng: Thạc sỹ khoa học giáo dục Loại hình đào tạo: Tập trung Thời gian đào tạo: 02 năm Vị trí việc làm: Giáo viên, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên. Khả năng học tập nâng cao trình độ: Tiến sĩ Khoa học giáo dục Thời điểm điều chỉnh CTĐT: 07.2022 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học (LL&PPDH) bộ môn Vật lý theo định hướng nghiên cứu giúp người học có kiến thức nền tảng và kỹ năng chuyên sâu, khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề để triển khai hiệu quả hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý. 1.2. Mục tiêu cụ thể Mã mục tiêu Mô tả M1 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, ý thức công dân và đạo đức nghề nghiệp. M2 Hình thành nền tảng kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng và hiện đại liên quan đến lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý. M3 Phát triển tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến. M4 Phát triển năng lực nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý. M5 Phát triển năng lực truyền bá, phổ biến tri thức khoa học thuộc lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý. M6 Phát triển năng lực tư vấn, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý. M7 Phát triển năng lực quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn khoa học về lĩnh vực LL&PPDH bộ môn Vật lý.
ii M8 Phát triển năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi. 2. Chuẩn đầu ra 2.1. Nội dung chuẩn đầu ra Mã chuẩn đầu ra Mô tả C1 Thể hiện tư duy, thế giới quan và phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vững chắc trong nhận thức và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Trên cơ sở lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận giải được đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. C2 Thể hiện sự trung thực, đoàn kết, cầu thị, hợp tác, tư duy độc lập, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. C3 Đạt trình độ năng lực ngoại ngữ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam C4 Khai thác hiệu quả và sáng tạo các ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học C5 Vận dụng kiến thức chuyên sâu về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý và kiến thức cơ sở của các khoa học liên quan để thực hiện các nghiên cứu khoa học C6 Cập nhật các thành tựu và xu hướng nghiên cứu liên quan đến lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý C7 Xác định hướng nghiên cứu trong lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý, vận dụng thành thạo các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học để triển khai nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. C8 Phổ biến kết quả nghiên cứu trong các hội nghị/hội thảo/tạp chí khoa học chuyên ngành C9 Tư vấn, tổ chức, quản lý và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý C10 Tổ chức hội nghị khoa học và các sinh hoạt học thuật chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý C11 Tham gia giảng dạy và hướng dẫn khoa học về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý 2.2. Ma trận Chuẩn đầu ra - Mục tiêu1 1 Lần lượt rà soát sự phù hợp của từng Chuẩn đầu ra CTĐT với các tiểu mục tiêu CTĐT. Nếu chuẩn phù hợp với tiểu mục tiêu nào, tích dấu "X" vào ô giao giữa hàng tương ứng với chuẩn đầu ra và cột tương ứng với tiểu mục tiêu.
iii Chuẩn đầu ra Mục tiêu cụ thể M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 C1 x C2 C3 x C4 x x C5 x x x C6 x C7 x x C8 x x C9 x x x C10 x x x C11 x x x x 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa TT Các khối kiến thức Số tín chỉ I Kiến thức chung 9 I.1 Triết học 4 I.2 Tiếng Anh 5 II Kiến thức cơ sở 14 II.1 Bắt buộc 6 II.2 Tự chọn 8 III Kiến thức chuyên ngành 14 III.1 Bắt buộc 8 III.2 Tự chọn 6 IV Nghiên cứu khoa học 24 IV.1 Các chuyên đề nghiên cứu 12 IV.2 Luận văn tốt nghiệp 12 TỔNG 61 4. Chuẩn đầu vào Người dự tuyển là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cần thỏa mãn các điều kiện sau đây: 1) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu. Ngành phù hợp gồm: Sư phạm Vật lý, Cử nhân Vật lý (đã hoàn thành chương trình nghiệp vụ sư phạm ngành vật lý). Ngành gần với ngành đăng ký dự thi (phải học bổ sung kiến thức) gồm: Cử nhân Vật lý, Sư phạm Vật lý – KTCN, Sư phạm Vật lý - Tin học, Sư phạm Kỹ thuật điện, Sư phạm Kỹ thuật điện tử, Sư phạm KTCN, Khoa học Vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Vật lý kỹ thuật,.... 2) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: - Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt
iv nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài; - Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường ĐHSP Hà Nội 2 cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; - Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn đủ thời gian 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 3) Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (nếu có). 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành: - Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. - Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ. - Quyết định 1598, ngày 28/10/2021 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 về quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ. 6. Cách thức đánh giá1 6.1. Chiến lược đánh giá Hoạt động đánh giá được thiết kế theo tiếp cận năng lực, kết hợp hợp lý giữa đánh giá kết quả học tập, đánh giá vì học tập và đánh giá như học tập, nhằm: - Phản ánh chính xác, công bằng, minh bạch năng lực của người học theo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra, qua đó xác thực hiệu quả của chương trình đào tạo. - Hỗ trợ và thúc đẩy cải thiện việc học tập của người học, cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. 6.2. Đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập tuân thủ Quy định đào tạo hiện hành của Trường ĐHSP Hà Nội 2. Cụ thể: 6.2.1. Đánh giá học phần Kết quả học tập học phần được đánh giá qua các hình thức phù hợp để đo lường 1 Theo Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.