PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHƯƠNG 7 NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ IIA-HS.pdf

1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 12 CHƢƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ IIA Học sinh: ...................................................................................... Lớp: ................... Trƣờng .............................................................. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƢU Ý
2 CĐ1: Nguyên tố nhóm IA CĐ2: Nguyên tố nhóm IIA CĐ3: Ôn tập chƣơng 7 CĐ1 NGUYÊN TỐ NHÓM IA PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Đơn chất nhóm IA 1. Vị trí và cấu tạo - Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm, bao gồm các kim loại: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr (phóng xạ). - Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 . - Thế điện cực chuẩn rất nhỏ. - Trong hợp chất, các kim loại nhóm IA chỉ có số oxi hóa +1. - Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối (kém đặc khít). 2. Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. VD: Na thường gặp dạng NaCl (trong nước biển, mỏ muối, quặng halite). K thường gặp dạng khoáng vật sylvinite (NaCl.KCl), carnallite (KCl.MgCl2.6H2O). 3. Tính chất vật lí - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Các kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs. - Khối lượng riêng: Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít. Li là kim loại nhẹ nhất trong tất cả các kim loại. - Độ cứng: Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp, có thể cắt bằng dao, kéo. Cs là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại. 4. Tính chất hóa học - Do kim loại kiềm có điện cực chuẩn rất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh và tính khử tăng dần từ Li đến Cs. M → M+ + 1e (a) Tác dụng với oxygen  Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với oxygen - Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí oxygen. - Hiện tượng: Các kim loại bốc cháy mức độ tăng dần từ Li đến K.
3 KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Các kim loại kiềm tác dụng với oxygen trong không khí theo mức độ tăng dần từ Li đến K và cho màu sắc các ngọn lửa khác nhau. + Li cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía: 4Li + O2 2Li2O + Na cháy cho ngọn lửa màu vàng: 4Na + O2 2Na2O + K cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt: 4K + O2 2K2O (b) Tác dụng với chlorine  Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với khí chlorine - Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí chlorine. - Hiện tượng: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K. - Các kim loại kiềm tác dụng với khí chlorine theo mức độ tăng dần từ Li đến K tạo muối chloride. 2Li + Cl2 2LiCl 2Na + Cl2 → 2NaCl 2K + Cl2 2KCl (c) Tác dụng với nước  Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với nƣớc. - Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một chậu thủy tinh chứa nước. Sau khi kim loại tan hết thêm phenolphthalein vào chậu. - Hiện tượng: Li: mẩu kim loại chuyển động chậm trên mặt nước. Na: mẩu kim loại trở thành khối cầu, chạy nhanh trên mặt nước. K: mẩu kim loại cháy kèm theo tiếng nổ nhẹ. Kim loại sau khi tan hết thêm phenolphthalein vào chậu thấy dung dịch chuyển sang màu hồng. - Các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H2. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ Do kim loại nhóm IA dễ tác dụng với nước và oxygen trong không khí nên trong phòng thí nghiệm Na, K thường được bảo quản trong dầu hỏa; Li, Rb, Cs thường bảo quản trong ống thủy tinh kín hoặc bình khí hiếm. II. Hợp chất của kim loại nhóm IA 1. Tính tan - Hầu hết hợp chất của các kim loại kiềm tan tốt trong nước và phân li thành ion. 2. Nhận biết Li+ , Na+ , K+  Thí nghiệm phân biệt các ion Li+ , Na+ , K+ bằng màu ngọn lửa - Nhúng dây platinium vào ống nghiệm chứa dung dịch LiCl bão hòa, hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí. - Tiến hành tương tự với dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch KCl bão hòa. - Hiện tượng: Muối LiCl cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía, NaCl cháy cho ngọn lửa màu vàng, KCl cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt. - Có thể phân biệt các hợp chất của kim loại kiềm bằng màu ngọn lửa khi đốt chúng.
4 KIẾN THỨC CẦN NHỚ 3. Hợp chất kim loại kiềm (a) Sodium chlorine  Ứng dụng  Điện phân dung dịch NaCl - Trong công nghiệp chlorine – kiềm, công đoạn chính là điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn xốp: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 - Màng ngăn xốp ngăn cản không cho Cl2 tạo thành tác dụng với NaOH, nếu không có màng ngăn xốp thì sản phẩm thu được là nước Javel (NaCl, NaClO). - Các sản phẩm của công nghiệp chlorine – kiềm có nhiều ứng dụng. + NaOH: Dùng trong chế biến dầu mỏ, sản xuất nhôm, giấy, xà phòng, ... + Cl2: Dùng để sản xuất chất tẩy trắng và sát trùng, sản xuất HCl, KClO3, ... + H2: Dùng để sản xuất HCl, NH3, ... (b) Sodium hydrogencarbonate và sodium carbonate  Ứng dụng Sodium hydrogencarbonate (NaHCO3) Sodium carbonate (Na2CO3) - NaHCO3 còn được gọi là baking soda. - Dễ bị phân hủy khi đun nóng nên được dùng làm bột nở trong chế biến thực phẩm và chất chữa cháy dạng bột: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O - Có tính lưỡng tính, tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch kiềm: NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O - Vì tác dụng được với acid nên trong y học NaHCO3 dùng để chữa chứng đau dạ dày do dư thừa acid. - Na2CO3 còn được gọi là soda. - Soda dùng để tẩy rửa vết dầu, mỡ bám trên các dụng cụ, thiết bị do chất béo trong dầu mỡ bị thủy phân trong môi trường kiềm của dung dịch soda. - Soda được sử dụng làm mềm nước cứng, sản xuất thủy tinh, giấy, xà phòng, bột giặt, ...  Phương pháp Solvay sản xuất NaHCO3 và Na2CO3 - Nguyên liệu: Đá vôi, muối ăn, ammonium và nước. - Quá trình sản xuất trải qua hai giai đoạn chính: + GĐ1: Tạo NaHCO3 NaCl + NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4Cl + GĐ2: Tạo Na2CO3 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Sơ đồ quá trình Solvay sản xuất NaHCO3 và Na2CO3

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.