Nội dung text Tóm tắt lý thuyết trọng tâm định chế tài chính - HI 47K DUE Z.pdf
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH I. Hệ thống tài chính: - Theo cách tiếp cận dựa vào phương thức thị trường, hệ thống tài chính có thể được hiểu là tổng thể các thiết chế (quy định) thị trường (tài chính), định chế tài chính (trung gian tài chính/ định chế tài chính trung gian) và công cụ tài chính nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Hai nhóm quan hệ chính trong hệ thống tài chính: Quan hệ tài chính trực tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua thị trường tài chính. Quan hệ tài chính gián tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua trung gian tài chính. II. Thị trường tài chính: 1) Chức năng của thị trường tài chính: - Công cụ tài chính: hàng hoá giao dịch trên thị trường: + Chức năng dẫn vốn. (đưa vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn) + Chức năng khuyến khích tiết kiệm (gửi tiền vào trung gian tài chính) và đầu tư (mua công cụ tài chính). + Chức năng gia tăng thanh khoản (việc mua đi bán lại, dễ dàng chuyển hoá thành tiền) cho các tài sản tài chính (sau khi đã thuộc quyền kiểm soát của ai đó). - Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cho phép vốn dịch chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư tốt hơn.
- Nhờ có thị trường tài chính, vốn được phân bổ một cách hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế nói chung (GDP). 2) Phân loại thị trường tài chính: tiêu chí phân loại - Bản chất của công cụ tài chính (CCTC) được giao dịch trên thị trường: Thị trường công cụ nợ (giao dịch: công cụ nợ) và thị trường vốn cổ phần (giao dịch: công cụ vốn cổ phần). 2.1.) Thị trường công cụ nợ và thị trường vốn cổ phần: Các chủ thể tham gia thị trường tài chính có thể đầu tư/huy động vốn bằng hai cách: + Sử dụng công cụ nợ: Trái phiếu; tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs), ... Công cụ nợ có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn. + Sử dụng công cụ vốn: Cổ phiếu Thị trường CC nợ: giao dịch công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu ...). Công cụ nợ: cho phép người nắm giữ (người mua) có quyền chủ nợ đối với tổ chức phát hành (TCPH = người bán CCN). Người thừa vốn - Thị trường CCN - Người thiếu vốn. Người mua (= chủ nợ) - Công cụ nợ - Tổ chức phát hành (công ty, chính phủ) (= con nợ). Thời hạn: CCN ngắn hạn/ CCN dài hạn. Mệnh giá: Tiền gốc -> đáo hạn, 100%. Lãi (định kỳ, cố định): lãi suất (%). Bắt buộc thanh toán. Thị trường vốn cổ phần: giao dịch công cụ vốn cổ phần (cổ phiếu). Cổ phiếu: xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ (cổ đông) đối với TCPH (Công ty cổ phần). Thời hạn: KHÔNG XÁC ĐỊNH/ dài hạn (gắn với sự tồn tại của công ty). Mệnh giá: Tiền gốc -> đáo hạn, giá trị còn lại. Lãi: cổ tức -> phụ thuộc kết quả kinh doanh. Thanh toán sau chủ nợ. Thuận lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần (có lãi cao hơn, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh) so với việc nắm giữ công cụ nợ? Giá trị tăng thêm trong trường hợp công ty có lãi. Bất lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần (tính rủi ro: thanh toán sau chủ nợ, có thể không nhận được vốn gốc, chủ sở hữu chỉ nhận được giá trị còn lại nếu công ty phá sản) so với việc nắm giữ công cụ nợ?