Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 14 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Khi địa cầu mới hình thành, nó là một nơi yên tĩnh và không có con người sinh sống. Một hôm, Nữ Oa tình cờ bắt gặp một dòng sông hiền hòa. Bị thu hút bởi làn nước lấp lánh, bà đã dừng chân ngắm nhìn thật lâu bóng mình phản chiếu trên mặt nước. Trong thoáng chốc, Nữ Oa chợt nhận ra thế giới hoang sơ thiếu vắng một thứ gì đó. Nữ Oa cúi xuống, nhặt lấy đất sét vàng và bắt đầu nặn ra những hình người tí hon giống hệt như bà. Những hình người lần lượt đứng dậy và nhảy múa.” (Thần thoại, Nữ Oa – Nữ thần sáng tạo thế giới) Chi tiết nào sau đây không phản ánh đúng nội dung và ý nghĩa của đoạn trích trên? A. Nữ Oa nhận thấy thế giới thiếu vắng con người và quyết định sáng tạo ra họ. B. Những hình người do Nữ Oa tạo ra từ đất sét vàng đã đứng dậy và biểu hiện sức sống. C. Dòng sông hiền hòa là hình ảnh biểu tượng cho sự yên bình của thế giới lúc ban đầu. D. Thế giới trong đoạn trích được miêu tả đầy rẫy những xung đột và hỗn loạn. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sự nhốn nháo của bọn Luận khiến Khải ngạc nhiên. Anh nhướng mắt dòm vào trong lớp. Thấy Nga và Quỳnh đang ngồi cúi đầu chịu trận, Khải sực hiểu, anh liền quay phắt lại phía Luận, mặt cau lại. Nhưng lời phàn nàn chưa kịp thốt ra, Khải bỗng nhíu mày nghĩ ngợi một thoáng rồi lặng lẽ bỏ đi, không nói một tiếng nào.” (Nguyễn Nhật Ánh, Thằng quỷ nhỏ) Hành động của Khải trong đoạn trích thể hiện điều gì về thái độ của anh? A. Sự kiềm chế và chín chắn khi đối diện với tình huống khó xử. B. Sự thờ ơ, không muốn can thiệp vào việc của người khác. C. Sự ngập ngừng do thiếu quyết đoán trong cách xử lý tình huống. D. Sự thất vọng và bất mãn nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Câu 3:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Kiên nhớ là lần ấy trung đoàn bộ bị oanh tạc. Nhiều người chết và bị thương. Riêng Tùng hoàn toàn lành lặn. Chỉ có điều là Tùng kêu đau đầu lắm. Y tá cho thuốc cảm, chẳng thuyên giảm, càng đau. Rồi một buổi đêm các lán của cả trung đoàn bộ bị lay thức vì tiếng cười của Tùng. Phải rồi, chuyện đó xảy ra ở vùng này đây. Mọi người tổ chức vây lùng để đưa Tùng về cứu chữa. Nhưng người bệnh lẩn tránh rất tài. Thỉnh thoảng từ một lùm cây anh ta bật cười như để chọc giỡn mọi người, nhưng mà tiếng cười ảo não và thương tâm vô cùng. Vờn đuổi, truy sục cả tháng trời rồi đơn vị đế mất dấu tích của Tùng. Cậu ta mất hút vào rừng thẳm. Người ta bảo rằng, viên bi đã không chịu nằm yên ở một góc não mà trườn chạy, luồn lách đưa cơn điên vào tất cả những ngõ ngách trong đầu óc Tùng. . .” (Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh) Hình ảnh tiếng cười của Tùng trong đoạn trích mang ý nghĩa gì? A. Tiếng cười thể hiện sự giễu cợt với những nỗ lực tìm kiếm của đồng đội. B. Tiếng cười là biểu tượng của nỗi đau tinh thần và sự mất mát do chiến tranh gây ra. C. Tiếng cười thể hiện tâm lý hoảng loạn và nỗi sợ hãi của một người lính khi đối mặt với bệnh tật. D. Tiếng cười là dấu hiệu của sự chấp nhận và buông xuôi trong hoàn cảnh éo le. Câu 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: “Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi, Gia hào thêm có cỗ đầu người. Nem công chả phượng còn thua béo, Thịt gấu gân lân hẳn kém tươi. Cá lối Lộc minh so cũng một, Vật bày thỏ thủ bội hơn mười. Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn, Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!” (Nguyễn Biểu, Ăn cỗ đầu người) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? A. Ngũ ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn, Hỏi chi bán đó, dạ rằng than. Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt, Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn. Ở với lửa hương cho vẹn kiếp, Thử xem sắt đá có bền gan. Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác, Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.; (Trần Khánh Dư, Bán than) Câu nào sau đây không phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật “tôi” trong bài thơ “Bán than” của Trần Khánh Dư? A. Người bán than cảm thấy buồn tủi vì công việc nặng nhọc và thấp hèn. B. Người bán than chấp nhận vất vả nhưng mong nhận được đồng tiền xứng đáng. C. Người bán than trăn trở về cuộc sống nghèo khổ và nghĩ đến việc đổi nghề. D. Người bán than tin tưởng vào sự bền bỉ của bản thân để vượt qua khó khăn. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Keitai là gì vậy? Từ này viết bằng chữ cứng, tôi tưởng đó là từ ngoại lai nên tra thử nhưng không thấy. Nếu là từ tiếng Anh, tôi đoán sẽ đánh vần là ‘catie’ hoặc ‘katy’ nhưng không phải. Từ này không phải tiếng Anh ạ?” (Higashino Keigo, Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa NAMIYA) Qua đoạn trích, từ “keitai” mang ý nghĩa gì và cách nó được nhân vật “tôi” tiếp cận cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa? A. “Keitai” là một từ ngoại lai, và nhân vật “tôi” thể hiện sự tò mò về các từ ngữ mới trong xã hội hiện đại.