Nội dung text CHUONG 1 HOA 10 - DE 2.docx
TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. [KN-SBT] Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 10 2 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng A. 10 2 pm. B. 10 -4 pm. C. 10 -2 pm. D. 10 4 pm. Câu 2: Mô hình cấu tạo ở hình bên dưới thuộc về nguyên tử nguyên tố nào? Mô hình cấu tạo nguyên tử A. Carbon (Z = 6). B. Sodium (Z = 11). C. Oxygen (Z = 8). D. Lithium (Z = 3). Câu 3: Sơ đồ bên phải cho thấy cấu trúc của một nguyên tử. Tên gọi tương ứng với các kí hiệu A và B là Mô hình cấu tạo nguyên tử A. A = electron, B = hạt nhân. B. A = neutron, B = proton. C. A = proton, B = hạt nhân. D. A = hạt nhân, B = electron. Câu 4: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là A. Lớp L và 2e. B. Lớp L và 8e. C. Lớp K và 8e. D. Lớp K và 6e. Câu 5: Orbital nguyên tử là gì? A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có thể tìm thấy electron. B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân. C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 90%. D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 95%. Câu 6.[CD - SBT] Theo mô hình hiện đại, xác suất tìm thấy electron lớn nhất là ở A. bên ngoài các orbital nguyên tử. B. trong các orbital nguyên tử. C. bên trong hạt nhân nguyên tử. D. bất kì vị trí nào trong không gian. Mã đề thi 217
Câu 7. Nước cất (H 2 O) là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,... Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử H 2 O. (Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ được tạo nên từ 1 proton và 1 electron, nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron) A. 11. B. 15 C. 16. D. 28. Câu 8. Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số khối của nguyên tử X là . A. 22. B. 27 C. 32. D. 34 Câu 9. [KNTT-SBT] Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính, … Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là A. 19. B. 28. C. 30. D. 32. Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Trong nguyên tử hydrogen electron thường được tìm thấy A. trong hạt nhân nguyên tử. B. bên ngoài hạt nhân song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton. C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó. D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử. Câu 11: Các orbital trong một phân lớp electron A. Có cùng sự định hướng trong không gian. B. Có cùng mức năng lượng. C. Khác nhau về mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp. Câu 12. Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 5? A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 4 Câu 13: Các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ? A. G14 7 ; M16 8 B. L16 8 ; D22 11 C. E15 7 ; Q22 10 D. M16 8 ; L17 8 Câu 14: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau: 1 2 3 4