PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 8 - CK2 LÝ 10 - FORM 2025.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 8 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Xét các phát biểu sau về thế năng hấp dẫn Phát biểu 1: Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào độ cao của vật đó so với mốc thế năng. Phát biểu 2: Thế năng hấp dẫn luôn dương trong mọi trường hợp. Phát biểu 3: Cùng một độ cao so với mốc thế năng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thế năng hấp dẫn lớn hơn. Phát biểu 4: Một vật đặt ở cùng độ cao so với mặt đất tại Trái Đất và Mặt Trăng sẽ có cùng thế năng hấp dẫn nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất của từng hành tinh. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Một người nhảy bungee từ trên tháp cao xuống. Trong quá trình rơi tự do, đã có sự chuyển hóa của các dạng năng lượng nào? Chọn mốc thế năng tại chân tháp. A. Cơ năng tăng dần do trọng lực. B. Thế năng chuyển dần thành động năng. C. Động năng chuyển thành thế năng. D. Cả động năng và thế năng đều giảm. Câu 3. Trong trò chơi cầu trượt nước, hai người có khối lượng khác nhau bắt đầu trượt từ cùng độ cao h với tốc độ ban đầu bằng 0. Bỏ qua lực cản không khí và lực ma sát. Một số người cho rằng: “Người nặng hơn sẽ có tốc độ lớn hơn tại chân cầu trượt”. Nhận định này đúng hay sai? Vì sao? A. Đúng, vì người nặng có cơ năng lớn hơn nên tốc độ tại chân cầu trượt lớn hơn. B. Sai, tốc độ của hai người có khối lượng khác nhau tại chân cầu trượt là như nhau vì tốc độ tại chân cầu trượt chỉ phụ thuộc vào độ cao h và gia tốc trọng trường tại đó. C. Đúng, vì trọng lượng lớn hơn giúp người nặng hơn trượt nhanh hơn. D. Sai, tốc độ của hai người có khối lượng khác nhau tại chân cầu trượt là như nhau vì động năng tại chân dốc của hai người có khối lượng khác nhau là như nhau. Câu 4. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp A. hệ chỉ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập. Câu 5. Nghề luyện và rèn sắt đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12 trước Công Nguyên và phát triển rực rỡ ở Việt Nam trong thời kỳ văn minh Đông Sơn (từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên). Trong quá trình rèn sắt, để làm phẳng bề mặt của phôi kim loại, người thợ rèn thường nung nóng phôi rồi dùng búa đập lên phôi đặt trên một cái đe. Khi đó, búa, phôi và đe xảy ra va chạm mềm. Để quá trình gia công hiệu quả hơn, người thợ rèn thường chọn đe có khối lượng lớn hơn nhiều so với búa vì lý do nào sau đây? A. Đe có khối lượng lớn sẽ giúp hấp thụ hoàn toàn động lượng của búa, tránh phản lực ngược.

Câu 1. Trong khu vui chơi, hai chiếc xe điện đụng có khối lượng bằng nhau 150 kg kể cả người lái. Xe A đang đứng yên trên sàn và xe B đang lao tới với vận tốc 5 m/s, đâm vuông góc vào hông xe A. Giả sử: sàn trượt rất trơn nên có thể bỏ qua ma sát với mặt sàn. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và cùng chuyển động. Chọn chiều dương theo chiều chuyển động ban đầu của xe B. a. Tổng động lượng của hệ hai xe được bảo toàn trong quá trình va chạm. b. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và cùng chuyển động theo hướng ban đầu của xe B với tốc độ 2,5 m/s. c. Nếu sàn có ma sát thì động lượng của hệ vẫn được bảo toàn. d. Trong trường hợp hai xe va chạm đàn hồi trực diện với nhau, sau va chạm thì xe B sẽ bị giật lùi về sau. Câu 2. Trong một trò chơi đu quay tại công viên, ghế ngồi được treo bằng dây mềm vào một trục quay cố định, quay đều với tốc độ góc ω = 0,5 rad/s. Nếu một người có khối lượng 72 kg ngồi trên ghế thì khoảng cách từ trục quay đến vị trí ghế treo là 6 m. Khi quay, ghế và người chơi nghiêng tạo với phương thẳng đứng một góc α. Cho g = 10 m/s 2 và bỏ qua mọi ma sát. a. Tốc độ dài của người ngồi tại mọi vị trí trên vòng quay là như nhau. b. Gia tốc hướng tâm trong trường hợp này bằng 3 m/s 2 . c. Góc nghiêng α trong trường hợp này xấp xỉ 10,53 0 . d. Nếu đu quay quay nhanh hơn, góc nghiêng α của dây sẽ giảm. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Một công nhân sử dụng hệ thống ròng rọc để nâng một bao xi măng nặng 50 kg lên độ cao 4 m. Hệ thống bao gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động. Để nâng bao xi măng, công nhân phải kéo dây xuống một đoạn 9 m với lực kéo trung bình là 280 N. Hiệu suất trong trường hợp này bằng bao nhiêu %? Cho g = 9,8 m/s 2 . (Làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2. Một vận động viên trượt ván từ đỉnh ramp cao 5 m với vận tốc ban đầu 2 m/s. Nếu bỏ qua ma sát, độ cao lớn nhất đạt được khi leo lên ramp đối diện nghiêng 30° bằng bao nhiêu mét? Chọn gốc thế năng tại chân ramp, lấy g = 10 m/s 2 . Câu 3. Tại một khu vui chơi, có một đu quay vòng tròn có bán kính R = 6 m. Khi quay đều, người ngồi trên ghế ở vành ngoài sẽ di chuyển tròn đều quanh trục quay. Một lần chơi kéo dài khoảng 30 giây cho mỗi vòng quay. Gia tốc hướng tâm trong trường hợp này bằng bao nhiêu m/s 2 ? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 4. Một máy ép đậu phụ sử dụng hệ thống lò xo để tạo lực ép đều lên khuôn đậu như hình bên. Khuôn có diện tích 0,05 m 2 . Để ép 5 kg đậu phụ, người ta sử dụng một lò xo có độ cứng k = 2000 N/m và kéo giãn 18 cm trong quá trình ép. Áp suất ép tác dụng lên đậu phụ trong trường hợp này bằng bao nhiêu Pa? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Vòng xoay Điện Biên Phủ (hay còn gọi là vòng xoay Công trường Ba Son) là một nút giao thông lớn ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Xét một chiếc xe buýt đang di chuyển trên làn đường ngoài cùng của vòng xoay này và xem như đang chuyển động tròn đều. Giả sử bán kính trung bình của làn đường ngoài cùng mà xe buýt đi theo là khoảng 30 m. a) Nếu chiếc xe buýt hoàn thành một vòng xoay trong thời gian 45 giây, tính tốc độ góc của xe buýt. (0,5 điểm) b) Tính tốc độ dài của chiếc xe buýt. (0,5 điểm) c) Giải thích vì sao tài xế cần giảm tốc độ khi di chuyển trên vòng xoay? (0,5 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi treo một vật có khối lượng 100 g vào đầu dưới của lò xo, chiều dài của nó tăng lên thành 25 cm. Cho biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 .
a) Tính độ cứng của lò xo. (0,5 điểm) b) Nếu treo một vật có khối lượng 200g vào lò xo này, chiều dài của lò xo là bao nhiêu? (0,5 điểm) c) Giả sử lò xo này có giới hạn đàn hồi là 35 cm. Tính khối lượng tối đa của vật có thể treo vào lò xo mà nó vẫn tuân theo định luật Hooke. (0,5 điểm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.