PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 62. Cụm Bắc Ninh (Lần 4) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/5 – Mã đề 056 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH CỤM BẮC NINH (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 056 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng cách cho Na tác dụng với nước. B. Kim loại Li được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa. C. Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs. D. Trong tự nhiên các kim loại nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Câu 2: Dung dịch 37 – 40% của X trong nước được gọi là formalin và được dùng để ngâm xác động thực vật, tẩy uế, tiệt trùng. X là A. CH 3 COCH 3 . B. CH 3 OH. C. CH 3 COOH. D. HCH=O. Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây chỉ chứa liên kết sigma (σ)? A. HC≡CH. B. CH 2 =CH 2 . C. CH 3 -CH 2 -OH. D. CH 3 -CH=O. Câu 4: Các kim loại Cu, Al thường được sử dụng sản xuất dây dẫn điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất nào sau đây của chúng? A. Tính dẫn nhiệt. B. Tính dẫn điện. C. Có ánh kim. D. Có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 5: Nước Javel được tạo thành từ phản ứng sau: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O. Trong phản ứng này Cl 2 đóng vai trò A. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. B. chỉ là chất oxi hóa. C. vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường. D. chỉ là chất khử. Câu 6: Tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid là A. NH 3 , NO 2 . B. CO, SO 2 . C. CO, NH 3 . D. NO 2 , SO 2 . Câu 7: Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein? A. Albumin. B. Alanine. C. Tristearin. D. Tinh bột. Câu 8: Polypropylene là chất dẻo được sử dụng phổ biến thứ 2 sau polyethylene. Trùng hợp chất nào sau đây thu được polypropylene? A. CH 2 =CH–Cl. B. CH 2 =CH–C 6 H 5 . C. CH 2 =CH–CH 3 . D. CH 2 =CH 2 . Câu 9: Phương pháp tách chất bằng cách làm bay hơi một chất lỏng và sau đó ngưng tụ hơi bằng cách làm lạnh được gọi là phương pháp A. sắc kí cột. B. chiết. C. chưng cất. D. kết tinh. Câu 10: X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của X là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . Câu 11: Cho các chất X, Y, Z, T là một trong số các chất (không theo thứ tự): ethyl acetate; acetic acid; propan-1-ol; methyl formate. Nhiệt độ sôi của chúng được ghi trong bảng sau : Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (°C) 31,5 77,1 118,2 97,2

Trang 3/5 – Mã đề 056 Nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất được cho trong bảng sau: Chất Na 2 CO 3 (s) NaHCO 3 (s) CO 2 (g) H 2 O(g) Δ f  (kJ/mol) -1130,70 -950,81 -393,51 -241,80 a) Phương trình hóa học chuyển hóa NaHCO 3 thành Na 2 CO 3 là 2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(s). b) Ở giai đoạn làm lạnh, NaHCO 3 được tách biệt bằng phương pháp kết tinh. c) Ammonia và carbon dioxide được sử dụng quay vòng trong quá trình sản xuất. d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) là 1402,17 kJ (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 20: Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH … Một nhóm học sinh đưa ra giả thuyết “nhiệt độ càng tăng thì tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác của enzyme amylase xảy ra càng nhanh”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở pH không đổi (pH = 7) tại các nhiệt độ 20°C; 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C để kiểm tra dự đoán trên như sau: • Bước 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH = 7 ở 20°C. • Bước 2: Thêm tiếp 2,0 mL dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều. • Bước 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1 - 2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết. Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi nhiệt độ trong bước 1 lần lượt là 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C. Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian t (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 7 và vẽ đồ thị như hình bên. a) Trong các nhiệt độ được khảo sát thì tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzyme amylase xảy ra nhanh nhất ở nhiệt độ 37°C. b) Theo số liệu trên, phản ứng thủy phân tinh bột ở 40°C diễn ra chậm hơn ở 60°C. c) Kết quả thí nghiệm chứng minh giả thuyết nghiên cứu ở trên của nhóm học sinh trong khoảng từ 20°C đến 70°C là sai. d) Ở bước 3, dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột chưa thủy phân hết.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.