PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 12 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 13.docx

1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung chương 3. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự luận. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả ời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC HÓA HỌC Ghi chú: Cô Thầy điền số câu ở mỗi phần vào bảng sau cho phù hợp với địa phương Tổng số câu/ý hỏi Tổng điểm (%) Nhận thức hóa học (18 câu = 18 ý ; 4,5 điểm) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học (4 câu = 16 ý ; 4 điểm) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (6 câu = 6 ý; 1,5 điểm) Biết (13 câu) Hiểu (1 câu) Vận dụng (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (7 ý) Vận dụng (6 ý) Hiểu (4 câu) Vận dụng (2 câu) Ester – Lipid (4 tiết) 1. Ester - Lipid (2 tiết) 1 1 2 1 1 6 1,50 (15,0%) 2. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp (2 tiết) 1 1 1 1 4 1,00 (10,0%) Carbohydrate (6 tiết) 3. Giới thiệu về carbohydrate (2 tiết) 2 1 2 1 6 1,5 (15,0%) 4. Tính chất hóa học của carbohydrate (4 tiết) 3 1 1 2 1 8 2,25 (22,5%) Hợp chất chứa nitrogen (6 tiết) 5. Amine (2 tiết) 3 2 5 1,25 (13,3%) 6. Amino acid (2 tiết) 2 1 1 1 5 1,00 (10,0%) 7. Peptide, Protein và enzyme (2 tiết) 1 1 1 2 1 6 1,5 (15,0%) Tổng số câu/số ý 13 1 4 3 7 6 4 2 40 Điểm số 3,25 0,25 1 0,75 1,75 1,5 1 0,5 10,0 Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp? A. C 3 H 5 (OH) 3 . B. CH 3 [CH 2 ] 14 COONa. C. CH 3 [CH 2 ] 16 COOK. D. CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide? A. Tinh bột. B. Fructose. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 4: Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là A. C 6 H 12 O 6 . B. (C 6 H 10 O 5 ) n C. C 12 H 22 O 11 . D. C 3 H 6 O 2 . Câu 5: Cho dung dịch glucose vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO, (trong NH, dư) được ngâm trong cốc nước nóng, thu được sản phẩm hữu cơ X và bạc kim loại. Tên gọi của X là A. ammonium gluconate. B. glycerol. C. gluconic acid. D. fructose. Câu 6 Cho các chất: triolein, cellulose, saccharose, tinh bột. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường acid là A. 4. Β. 3. C. 2. D. 1. Câu 7: Glucose phản ứng được với CH 3 OH/HCl khan tạo thành sản phẩm là A. methyl α-glycoside. B. methyl β-glycoside. C. methyl α-glycoside hoặc methyl β-glycoside. D. methyl α-glycoside và methyl β-glycoside. Câu 8: Cho từ từ đến dư methylamine vào dung dịch FeCl 3 , hiện tượng quan sát được là A. Không có kết tủa xuất hiện. B. Tạo kết tủa nâu đỏ không tan C. Tạo kết tủa nâu đỏ sau đó kết tủa tan ra. D. Tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam. Câu 9: Amine có công thức cấu tạo: Tên gọi và bậc của amine này là A. 3-methylbutan-4-amine, bậc I. B. 2-methylbutan-2-amine, bậc II. C. 2-methylbutan-1-amine, bậc II. D. 2-methylbutan-1-amine, bậc I. Câu 10: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amine và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi chế biến, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất? A. Ngâm cá thật lâu trong nước. B. Rửa cá bằng giấm ăn. C. Rửa cá bằng dung dịch baking soda (chứa NaHCO 3 ). D. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím. Câu 11: Chất nào sau đây là amino acid? A. HOCH 2 COOH. B. CH 3 COOH. C. CH 3 NH 2 . D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. Lysine. B. Glycine. C. Glutamic acid Câu 13: Trong môi trường base, protein có phản ứng màu biuret với
A. HNO 3 . B. NaCl. C. Cu(OH) 2 . D. Mg(OH) 2 . Câu 14: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glyccerol và muối sodium của acid béo. B. Sau bước 3, thì lớp X là lớp glycerol và lớp Y là lớp xà phòng C. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng X nổi lên trên, lớp này là muối của acid béo hay còn gọi là xà phòng. D. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của acid béo, đó là do muối của acid béo khó tan trong NaCl bão hòa. Câu 15: Một thí nghiệm được mô tả như hình dưới đây: Thứ tự các amino acid ứng các vệt được đánh dấu (1), (2), (3) là A. Glu, Ala, Lys. B. Lys, Ala, Glu. C. Ala, Lys, Glu. D. Lys, Glu, Ala. Câu 16: Sodium dodecylbenzenesulfonate (SDBS), hay còn gọi là dodecylbenzene sulfonic acid, sodium salt hoặc linear alkylbenzene sulfonate (LAS), là một loại chất hoạt động bề mặt đa năng có nhiều ứng dụng trong chất tẩy rửa, sản phẩm làm sạch và nhiều quy trình công nghiệp khác nhau. (a) Công thức của sodium dodecylbenzenesulfonate là C 12 H 25 C 6 H 4 SO 3 Na. (b) Đầu ưa nước của sodium dodecylbenzenesulfonate là Na + . (c) Sodium dodecylbenzenesulfonate là chất tẩy rửa vì có tính oxi hóa mạnh. (d) Sodium dodecylbenzenesulfonate không thể dùng trong nước có hàm lượng Ca(HCO 3 ) 2 cao vì tạo kết tủa với Ca 2+ tương tự như sodium oleate. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Trong công nghiệp chế biến đường từ mía sẽ tạo ra sản phẩm phụ, gọi là rỉ đường hay rỉ mật (chứa 90% saccharose). Người ta sử dụng rỉ đường để lên men tạo ra ethanol trong điều kiện thích hợp với hiệu suất của cả quá trình là 40% C 12 H 22 O 11 + H 2 O enzyme C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6
Saccharose glucose fructose C 6 H 12 O 6 enzyme 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 glucose/fructose ethanol Khối lượng ethanol thu được từ 1 tấn rỉ đường mía theo 2 phương trình trên là A. 193,7 kg.       B. 124,5 kg.       C. 184,2 kg.       D. 238,0 kg. Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa: X (C 10 H 16 O 7 N 2 ) NaOHdö Y HCldö Z Biết X là đipeptide của một  - amino acid T có cấu tạo không phân nhánh; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X tác dụng tối đa với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 3. B. Chất Y dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). C. Phần trăm khối lượng của nguyên tố chlorine trong phân tử chất Z chiếm 19,452%. D. Ở điều kiện thường, chất T dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Methyl cinnmate là một ester có công thức phân tử C 10 H 10 O 2 và có mùi thơm của dâu tây (strawberry) được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nước hoa. Để điều chế 16,2 gam ester methyl cinnmate người ta cho 29,6 gam cinnamic acid (C 6 H 5 CH=CH-COOH) phản ứng với lượng dư methyl alcohol (CH 3 OH). a. Methyl cinnmate có công thức cấu tạo là C 6 H 5 -CH=CH-COOCH 3 . b. Methyl cinnmate phản ứng với NaOH với tỉ lệ 1 : 1. c. Methyl cinnmate có đồng phân hình học. d. Hiệu suất phản ứng ester hóa trong trường hợp này là 50%. Câu 2: Glucose là loại monosaccharide phổ biến và có nhiều ứng dụng. Glucose tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng là α-glucose và β-glucose. Trong dung dịch, hai dạng mạch vòng này có thể chuyển hóa lẫn nhau thông qua dạng mạch hở như hình sau: OH OH H OH H OHH OH CH2OH H CHO HOH HOH HOH HOH CH2OH 1 23 4 5 6 OH OH OH H H OHH OH CH2OH H 1 23 4 5 6 1 2 3 4 5 6 Nhóm -OH hemiacetal Nhóm -OH hemiacetal α-glucose glucose β-glucose a. Dạng α-glucose và β-glucose khác nhau vị trí trong không gian của nhóm –OH hemiacetal. b. Khi phản ứng với CH 3 OH (dư) trong HCl thì cả 5 nhóm –OH của glucose đều bị ether hóa. c. Dạng α-glucose và β-glucose đều phản ứng trực tiếp với thuốc thử Tollens.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.