PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4. ĐỀ VIP 3 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN SINH 2025 - H2.Image.Marked.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 3 – H2 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của pha S trong chu kỳ tế bào là gì? A. Tổng hợp protein. B. Nhân đôi DNA. C. Phân chia tế bào chất. D. Hình thành thoi phân bào. Câu 2: Hình dưới đây thể hiện các giai đoạn của các cơ chế di truyền xảy ra trong tế bào. Nếu quá trình di chuyển mRNA từ nhân ra tế bào chất bị gián đoạn, điều gì sẽ xảy ra? A. Protein không được tổng hợp. B. Ribosome sẽ không hoạt động. C. DNA bị phân hủy. D. Amino acid không được sử dụng. Câu 3: Hình bên dưới mô tả cơ chế trao đổi cation trên bề mặt hạt keo đất. Bề mặt hạt keo mang điện tích âm nên nó có thể hút các ion mang điện tích dương (cation). Quá trình trao đổi cation giúp duy trì sự cân bằng dinh dưỡng trong đất, đảm bảo cây trồng tiếp cận được các ion cần thiết như K+, Ca2+, và Mg2+. Một nông dân muốn cải thiện khả năng giữ dinh dưỡng cho đất. Họ nên làm gì? A. Thêm cát vào đất để tăng độ thoáng khí. B. Bổ sung chất hữu cơ hoặc đất sét cho đất. C. Tưới nước nhiều hơn để giảm ion H+ trong đất. D. Bón thêm phân đạm để tăng hàm lượng nitrogen. Câu 4: Quá trình hô hấp ở thực vật giải phóng năng lượng bằng cách: A. Oxy hóa các chất hữu cơ để tạo ra ATP. B. Hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C. Tích lũy năng lượng dưới dạng tinh bột. D. Chuyển hóa năng lượng nhiệt thành cơ năng. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình bên dưới minh họa sự khác biệt giữa cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự, qua đó làm rõ cách tiến hóa định hình cấu trúc và chức năng của các loài để thích nghi với môi trường sống. Câu 5: Cơ quan nào dưới đây thuộc nhóm cơ quan tương đồng? A. Xương cánh dơi, cánh chim, cánh bướm. B. Xương chi trước của chuột, cánh bướm. C. Cấu trúc cánh của các loài trong hình A. D. Cấu trúc xương của các loài trong hình B. Câu 6: Trong hệ thống phân loại sinh giới, loài chuột và loài người có mối quan hệ A. cùng họ, khác loài. B. cùng lớp, khác bộ. C. cùng bộ, khác họ. D. cùng chi, khác loài. Câu 7: Tiến hóa nhỏ có thể dẫn đến tiến hóa lớn khi: A. Không có sự xuất hiện của đột biến. B. Quần thể đạt được kích thước lớn hơn. C. Các cá thể trong quần thể giống nhau về kiểu gen. D. Có sự thay đổi trong tần số alen qua thời gian dài. Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là ví dụ điển hình của di nhập gen? A. Một cơn bão đưa hạt giống nảy mầm từ đảo này sang đảo khác. B. Một loài động vật có thể sống sót sau nhiều thảm họa thiên tai. C. Một loài thực vật mang đột biến có lợi trong môi trường mới. D. Một loài chim di cư nhưng không giao phối với quần thể mới. Câu 9: Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa biết. Xác suất cá thể con III (?) bị bệnh chiếm tỷ lệ bao nhiêu? A. 6 13. B. 1 2 . C. 3 13. D. 1 4 . Câu 10: Đặc điểm nào sau đây phân biệt hội chứng Down và hội chứng Turner? A. Hội chứng Down do thừa nhiễm sắc thể 21 còn Turner do thiếu một nhiễm sắc thể X. B. Hội chứng Down chỉ ảnh hưởng đến nữ giới còn Turner chỉ ảnh hưởng đến nam giới. C. Hội chứng Turner gây chậm phát triển trí tuệ ở nam nhiều hơn hội chứng Down. D. Hội chứng Turner là đột biến cấu trúc còn hội chứng Down là đột biến số lượng NST. Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Nhà sinh thái học Joseph Connell đã tiến hành nghiên cứu về hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatus và Balanus balanoides. Hai loài này phân bố ở các tầng cao thấp khác nhau trên vách đá dọc theo bờ biển Scotland. Loài Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn so với loài Balanus phân bố ở các khu vực thấp hơn. Để kiểm tra xem sự phân bố của loài Chthamalus có
bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ loài Balanus hay không, Connell đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách loại bỏ loài Balanus khỏi một số khu vực trên vách đá (hình bên dưới). Câu 11: Loài Chthamalus được xếp vào mối quan hệ sinh thái nào so với loài Balanus? A. Loài có ưu thế cạnh tranh. B. Loài bị cạnh tranh. C. Loài thích nghi linh hoạt. D. Sinh vật ăn sinh vật . Câu 12: Sự cạnh tranh giữa loài Chthamalus và Balanus có thể ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái vùng thủy triều? A. Giảm đa dạng sinh học do giảm số lượng loài trong hệ sinh thái. B. Không ảnh hưởng đến sự đa dạng số lượng loài trong hệ sinh thái. C. Làm giảm sự đa dạng sinh học do cạnh tranh mạnh mẽ giữa hai loài. D. Tăng cường đa dạng sinh học bằng cách phân tầng môi trường sống. Câu 13: Công nghệ DNA tái tổ hợp được ứng dụng để: A. Lai tạo các loài thực vật và động vật nhằm tạo ra giống đa dạng về mặt di truyền và năng suất cao. B. Chuyển gene từ loài sinh vật này sang một loài sinh vật khác nhằm tạo ra các tính trạng mong muốn. C. Tăng cường sự đa dạng về di truyền học để nâng cao khả năng thích nghi của quần thể trong môi trường tự nhiên. D. Loại bỏ các gene không cần thiết để tối ưu hóa khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật trong điều kiện khác nhau. Câu 14: Một bé gái sơ sinh được đưa đến bệnh viện sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như giảm cân nghiêm trọng, kém phát triển trí tuệ, và gan to. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện hàm lượng galactose-1-phosphate (Galactose -1-P) trong cơ thể bé tăng cao, gây tích lũy độc tố và ức chế các enzyme chuyển hóa khác. Bác sĩ nghi ngờ bé mắc hội chứng galactosemia - một bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến sự thiếu hụt enzyme galactose-1-phosphate uridyl transferase, dẫn đến rối loạn khả năng chuyển hóa galactose (hình bên dưới). Gia đình cho biết bé bú sữa mẹ từ khi sinh ra. Sau khi phân tích nguyên nhân. Bác sĩ khuyến nghị gì đối với trẻ bị hội chứng galactosemia? A. Cung cấp galactose dưới dạng bổ sung để hỗ trợ chuyển hóa. B. Loại bỏ galactose và lactose khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. C. Giảm lượng galactose trong chế độ ăn mà không cần loại bỏ hoàn toàn. D. Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa galactose trong ăn uống hàng ngày. Câu 15: Trong quá trình nhân bản vô tính, tế bào nào được sử dụng để tạo ra một bản sao của sinh vật? A. Tế bào trứng từ sinh vật nhận gen.
B. Tế bào soma của sinh vật cho gen. C. Tế bào sinh dục của sinh vật cho gen. D. Tế bào tinh trùng của sinh vật nhận gen. Câu 16: Nhiễm sắc thể Philadelphia là kết quả của một đột biến chuyển vị giữa nhiễm sắc thể 9 và 22, dẫn đến sự tạo thành gene BCR-ABL. Bệnh nhân mang đột biến nhiễm sắc thể nói trên mang gene BCR- ABL tạo ra một protein có hoạt tính kinase cao, kích thích sự phát triển và phân chia không kiểm soát của tế bào bạch cầu. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư máu ác tính. Nếu bệnh nhân này được kiểm soát tốt trong giai đoạn mạn tính vẫn có thể sinh con bình thường. Tỷ lệ giao tử mang đột biến NST là A. 25% B. 100% C. 50%. D. 75%. Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Sơ đồ dưới đây mô tả dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái. Câu 17: Bậc dinh dưỡng nào trong sơ đồ trên thường có lượng năng lượng thấp nhất? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. A. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. C. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Ở một loài động vật, màu lông được quy định bởi một gen với 4 allele nằm trên nhiễm sắc thể thường. Allele A1 xác định màu lông xám đậm, trội hoàn toàn so với các allele A2, A3 và A4. Allele A2 quy định màu lông xám nhạt, trội hoàn toàn so với A3 và A4. Allele A3 quy định lông trắng nhưng có màu đen ở tai, đuôi, chân và mõm, trội hoàn toàn so với allele A4 tạo kiểu hình bạch tạng. Sự biểu hiện của allele A3 phụ thuộc vào nhiệt độ, với enzyme do allele này quy định không hoạt động khi nhiệt độ vượt quá 35°C. Do đó, kiểu hình do allele A3 chỉ xuất hiện khi nhiệt độ thấp hơn 35°C.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.