Nội dung text BÀI 7. TIẾT 2 (MỤC II.2,3 )-TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC.pdf
1 HÓA 11 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. - Trình bày được ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng - Thực hiện được thí nghiệm liên quan đến ảnh hưởng của nhiệt độ và diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng - Ứng dụng được ảnh hưởng của nhiệt độ và diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng vào đời sống 2. Kĩ năng: a) Năng lực chung Tự chủ và tự học: - Chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Tự giác, có trách nhiệm trong việc hoàn thành các câu hỏi, bài tập về nhà. Giao tiếp và hợp tác: - Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các nội dung liên quan đến bài học. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập dưới dạng các trò chơi sáng tạo. b) Năng lực KHTN - Hiểu và nêu được các nội dung bài học theo kiến thức sách giáo khoa. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải được các câu hỏi, bài tập mà GV đưa ra. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ. - Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập. - Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể. - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. - Tự giác: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà.
2 HÓA 11 II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Bộ trình chiếu Powerpoint: máy chiếu. 2. Bảng để học sinh tham gia trò chơi. 3. Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP THÍ NGHIỆM 1 – NHÓM:... Tiến hành: Lấy hai cốc nước, một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng, cho đồng thời vào mỗi cốc một viên C sủi. Quan sát sự thoát khí và trả lời câu hỏi Câu 1: Phản ứng ở cốc nào xảy ra nhanh hơn? ......................................................................................................... ....................................................................................... Câu 2: Từ thí nghiệm trên ta có thể kết luận: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng ...................................................... PHIẾU HỌC TẬP THÍ NGHIỆM 2 – NHÓM:... Tiến hành: Cho vào ống nghiệm (1) (chứa đá vôi dạng bột) và ống nghiệm (2) (chứa đá vôi dạng viên) mỗi ống nghiệm 3 mL dung dịch HCl 0,1 M. Quan sát sự thoát khí và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập Câu 1: Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? ......................................................................................................... ....................................................................................... Câu 2: Vì kích thước đá vôi nhỏ làm .......... diện tích bề mặt tiếp xúc với acid nên phản ứng xảy ra ............. Câu 3: Từ thí nghiệm trên ta có thể kết luận: Kích thước hạt càng nhỏ tốc độ phản ứng càng ............. 4. Phiếu chia nhóm:
3 HÓA 11 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: GV giúp HS ôn lại kiến thức bài học trước thông qua trò chơi, tránh gây nhàm chán, đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài mới qua hình ảnh thực tế, giúp HS dễ tiếp thu bài học và có hứng thú hơn. b) Nội dung: - GV chia lại nhóm học tập dựa vào phiếu chia nhóm đã chuẩn bị trước, để các bạn làm việc có tính mới. - GV tiến hành trò chơi “ Hộp qua bí mật ” Cách thức: Gọi ngẫu nhiên HS dơ tay nhanh nhất, cho HS tự chọn hộp quà, bên trong hộp quà có một câu hỏi và một phần quà bí mật, nếu trả lời đúng thì sẽ được nhận phần quà tương ứng, trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác. c) Sản phẩm: Đáp án và phần quà của mỗi hộp qua như sau:
4 HÓA 11 Hộp quà 1 (quyển vở): Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự ... của phản ứng hóa học. Đáp án: Nhanh, chậm Hộp quà 2 (cây viết): Kể tên yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mà em đã được học ở tiết trước? Đáp án: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng Hộp quà 3 (1 điểm cộng): Khi cho dung dịch HCl 0,1M và dung dịch 1M vào cây đinh sắt thì dung dịch nào phản ứng xảy ra nhanh hơn? Đáp án: Dung dịch HCl 1M Hộp quà 4 (bút dạ quang): Khi tăng nồng độ thì tốc độ phản ứng? Đáp án: Tăng - GV đặt ra vấn đề: Hãy pha ly nước tranh bằng những nguyên liệu sau: