PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 7 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 7 – TTH1 (Đề thi có…trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là A. chuyển động của các loại phương tiện giao thông. B. năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống. C. các ngôi sao và các hành tinh. D. các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng. Câu 2. Đo tốc độ trung bình của một ô tô đồ chơi qua phép đo gian tiếp xác định được quãng đường S = 80 ± 0,5 (cm) và thời gian chuyển động t = 4 ± 0,1 (s). Kết quả phép đo xác định được sai số tuyệt đối của tốc độ trung bình là A. 0,5 m/s. B. 0,625 m/s. C. 0,1 m/s. D. 0,6 (m/s). Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là tính chất của vectơ vận tốc của một chất điểm? A. Gốc nằm trên chất điểm. B. Cùng hướng với độ dịch chuyển của chất điểm. C. Ngược chiều chuyển động của chất điểm. D. Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. Câu 4. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có độ lớn A. bằng không. B. không đổi. C. tăng dần đều. D. giảm dần đều. Câu 5. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v 0 , gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v 0 + at. Vật này có A. tích v.a >0. B. a luôn dương. C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v. Câu 6. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây? A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian. C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Câu 7. Vật m được thả rơi tự do từ độ cao h 0 so với mặt đất. Trong 1 giây trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường 45 m. Lấy g = 10 (m/s 2 ). Độ cao h 0 nơi thả vật là A. 45 (m). B. 80 (m). C. 125 (m). D. 180 (m). Câu 8. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0 . Bỏ qua sức cản của không khí. Vật tham gia đồng thời hai chuyển động A. thẳng đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. B. nhanh dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. C. chậm dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. D. chậm dần đều theo phương ngang và nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. Câu 9. Ném ngang vật m từ độ cao h 0 = 45 (m) với vận tốc ban đầu v 0 . Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s 2 ). Biết tầm bay xa của vật đạt được là 60 (m). Vận tốc ban đầu v 0 của vật là A. 10 (m/s). B. 20 (m/s). C. 30 (m/s). D. 60 (m/s). Câu 10. Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α được xác định bằng biểu thức A . 22 12122cosFFFFF . B. 22 12122cosFFFFF . C. 22 1212cosFFFFF . D. 22 12122FFFFF . Câu 11. Hợp lực của hai lực đồng quy F 1 = 3 (N) và F 2 = 8 (N) có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 2 (N). B. 4 (N). C. 8 (N). D. 16 (N). Câu 12. Một vật đang chuyển động nhanh dần đều, nếu đột nhiên không còn lực nào tác dụng vào vật thì vật sẽ A. tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. B. tiếp tục chuyển động thẳng chậm dần đều. C. đột ngột dừng lại ngay. D. tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 13. Chất điểm có khối lượng m = 500 (g) chịu tác dụng của một lực F = 2 (N). Gia tốc của vật là
A. 4 (m/s 2 ). B. 2 (m/s 2 ). C. 1 (m/s 2 ). D. 0,5 (m/s 2 ). Câu 14. Hai quả cầu nhỏ khối lượng m 1 và m 2 đặt cạnh nhau trên sàn nằm ngang. Giữa chúng đặt một lò xo đang ở trạng thái bị nén chặt vì một sợi dây níu hai vật lại với nhau. Biết m 1 > m 2 và xem như ma sát giữa hai vật với mặt sàn là như nhau. Nếu cắt đứt sợi dây nối sao cho dây không làm ảnh hưởng đến chuyển động của hai vật thì A. vật m 1 bật đi xa hơn vật m 2 . B. hai vật bật đi xa như nhau. C. vật m 1 đứng yên, m 2 bật đi. D. vật m 2 bật đi xa hơn vật m 1 . Câu 15. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho A. trọng lực của vật. B. trọng lượng của vật. C. mức quán tính của vật. D. gia tốc rơi tự do của vật. Câu 16. Chọn phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật. B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực. D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực cản của chất lưu? A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật. B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu. C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu. D. Độ lớn phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 18. Cánh tay đòn của lực đối với tâm quay O là A. khoảng cách từ O đến điểm đặt của lực . B. khoảng cách từ O đến ngọn của vec tơ lực . C. khoảng cách từ O đến giá của lực . D. khoảng cách từ O đến trung điểm của vec tơ lực . Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Vật m được thả rơi tự do từ độ cao h 0 = 125 (m). Lấy g = 10 (m/s 2 ). a) Chuyển động của vật là thẳng chậm dần đều từ trên xuống. b) Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian. c) Thời gian rơi của vật là 7 giây. d) Quãng đường rơi được trong 1 giây cuối và trong 3 giây đầu là bằng nhau. Câu 2. Từ cùng độ cao thả rơi tự do vật m 1 và ném ngang vật m 2 . Bỏ qua lực cản của không khí. a) Có thể xác định gia tốc rơi tự do g thông qua quãng đường và thời gian rơi của vật m 1. b) Công thức xác định gia tốc rơi tự do qua quãng đường và thời gian rơi tương ứng của m 1 là g = . c) Thời gian rơi của m 1 và thời gian bay của m 2 khác nhau. d) Tầm bay xa của m 2 chỉ phụ thuộc vận tốc ban đầu v 0 mà không phụ thuộc độ cao ban đầu. Câu 3. Người ta treo một cái đèn khối lượng m = 300 (g) vào 2 sợi dây nhẹ, giống nhau tạo thành tam giác đều như hình vẽ. Lấy 210/gms . a) Trọng lượng của chiếc đèn là 5 (N). b) Đèn chịu tác dụng đồng thời của 3 lực là trọng lực và 2 lực căng của 2 dây. c) Hợp lực của 2 sợi dây cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn với trọng lực của đèn. d) Lực căng của mỗi sợi dây có độ lớn bằng 2,5 (N) Câu 4. Kéo vật m = 2 kg theo phương ngang bằng lực F = 3 (N) cũng nằm ngang như hình. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s 2 . Chọn chiều dương cùng chiều với lực kéo . a) Trọng lực của vật và phản lực mặt sàn tác dụng vào vật là cặp lực trực đối. b) Lực ma sát trượt có độ lớn bằng 0,2 (N). c) Gia tốc của vật thu được có độ lớn là 2,5 m/s 2 . d) Nếu vật đang chuyển động mà dừng tác dụng lực kéo F thì vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc – 1m/s 2 . Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1. Khi đo quãng đường di chuyển của vật m, kết quả thu được là s = 40 ± 0,5 (cm). Sai số tỷ đối của phép đo này bằng bao nhiêu phần trăm giá trị trung bình của phép đo?
Câu 2. Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,00,1) s. Nếu lấy gia tốc rơi tự do tại nơi thả vật là 9,8 m/s 2 thì chiều cao của tháp có giá trị trung bình là bao nhiêu mét? Câu 3. Từ độ cao 20 m so với đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 , bỏ qua ma sát. Vận tốc của vật lúc chạm đất là bao nhiêu mét/giây nếu làm tròn đến 1 chữ số phần thập phân? Câu 4. Kéo vật m = 1 (kg) trên mặt phẳng ngang bằng lực kéo cũng nằm ngang F = 4 (N), thì vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5 (m/s 2 ). Vậy nếu sau đó dừng tác dụng lực F thì vật chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu m/s 2 ? Câu 5. Một vật bằng gỗ lơ lửng trên nước, phần chìm trong nước có thể tích 2 dm 3 . Bỏ qua lực đẩy Archimedes của không khí. Hỏi thể tích miếng gỗ là bao nhiêu dm 3 biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 10000 N/m 3 và 8000 N/m 3 ? Câu 6. Một thước dẹt, đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 20 N và quay quanh trục O như hình. Biết OG = 40 cm và thước hợp với đường thẳng đứng qua O một góc 45°. Momen trọng lượng của thước khi làm tròn đến 2 số của phần thập phân là bao nhiêu N.m?
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là A. chuyển động của các loại phương tiện giao thông. B. năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống. C. các ngôi sao và các hành tinh. D. các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng. Hướng dẫn giải Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng. Câu 2. Đo tốc độ trung bình của một ô tô đồ chơi qua phép đo gian tiếp xác định được quãng đường S = 80 ± 0,5 (cm) và thời gian chuyển động t = 4 ± 0,1 (s). Kết quả phép đo xác định được sai số tuyệt đối của tốc độ trung bình là A. 0,5 m/s. B. 0,625 m/s. C. 0,1 m/s. D. 0,6 (m/s). Hướng dẫn giải Ta có: . Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là tính chất của vectơ vận tốc của một chất điểm? A. Gốc nằm trên chất điểm. B. Cùng hướng với độ dịch chuyển của chất điểm. C. Ngược chiều chuyển động của chất điểm. D. Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. Hướng dẫn giải Vận tốc là đại lượng vectơ có gốc đặt trên chất điểm, cùng chiều độ dịch chuyển và độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. Câu 4. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có độ lớn A. bằng không. B. không đổi. C. tăng dần đều. D. giảm dần đều. Hướng dẫn giải Trong chuyển động thẳng đều giao tốc bằng không. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn. Câu 5. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v 0 , gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v 0 + at. Vật này có A. tích v.a >0. B. a luôn dương. C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v. Hướng dẫn giải Vật chuyển động chậm dần đều nên vật này có a luôn ngược dấu với v. Câu 6. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây? A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian. C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Hướng dẫn giải Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều nên gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn. Câu 7. Vật m được thả rơi tự do từ độ cao h 0 so với mặt đất. Trong 1 giây trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường 45 m. Lấy g = 10 (m/s 2 ). Độ cao h 0 nơi thả vật là A. 45 (m). B. 80 (m). C. 125 (m). D. 180 (m). Hướng dẫn giải Quãng đường rơi tự do được trong 1 giây cuối là: Δs = g.t – g/2 = 45 t = 5 (s) Độ cao nơi thả vật: h 0 = = 125 (m). Câu 8. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0 . Bỏ qua sức cản của không khí. Vật tham gia đồng thời hai chuyển động A. thẳng đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.