Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 8 (đề số 2).docx
Câu 14. Nhỏ dung dịch KCN đặc đến dư vào dung dịch AgNO 3 thu được phức chất X. Trong phức chất X, nguyên tử trung tâm bạc tạo 2 liên kết σ với nguyên tử carbon trong phối tử cyano (CN – ). Công thức của phức chất là A. [Ag(CN) 2 ] + . B. [Ag(CN) 4 ] 3– . C. [Ag(CN) 2 ] – . D. [Ag(CN) 2 ]. Câu 15. Trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím, nhận xét nào sau đây là không đúng? A. lon Fe 2+ là chất bị oxi hoá. B. H 2 SO 4 là chất tạo môi trường phản ứng. C. lon MnO 4 – là chất bị khử. D. Dung dịch muối Fe(II) có màu vàng nhạt. Câu 16. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 , thu được phức chất [Al(OH) 3 (H 2 O) 3 ]. Dấu hiệu chứng tỏ có sự tạo thành phức chất [Al(OH) 3 (H 2 O) 3 ] là A. đổi màu kết tủa. B. hoà tan kết tủa. C. đổi màu dung dịch. D. tạo thành kết tủa. Câu 17. Cho các hoá chất sau: HC1 đặc; NH 3 10%; CuSO 4 khan; nước. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể điều chế được phức chất [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ bằng cách hoà tan CuSO 4 khan vào nước. (b) Hoà tan CuSO 4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HCl đặc thu được phức chất [CuCl 4 ] 2- có dạng hình học bát diện. (c) Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH) 2 (H 2 O) 4 ]. (d) Hoà CuSO 4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH 3 10%, thu được phức chất [Cu(NH 3 ) 4 (H 2 O) 2 ] có dạng hình học bát diện. Những phát biểu đúng là A. (a), (c). B. (b), (c), (d). C. (a), (c), (d). D. (a), (d). Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế một phần bởi các phối tử khác. B. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế tất cả bởi các phối tử khác. C. Tất cả các phức chất aqua đều kém tan trong nước. D. Phức chất được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư với tên gọi thương phẩm là cisplatin có công thức hoá học là [PtCl 2 (NH 3 ) 2 ]. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nguyên tử sắt (Fe) có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . a. Sắt là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. b. Ion Fe 2+ có 6 electron ở lớp ngoài cùng. c. Số oxi hoá cao nhất có thể có của sắt là +3. d. Ion Fe 3+ có 5 electron độc thân ở lớp ngoài cùng. Câu 2. Cho các thông tin sau: Cặp oxi hóa – khử Thế điện cực chuẩn (V) Fe 3+ /Fe 2+ –0,77 Cr 2 O 7 2– + 14H + /2Cr 3+ + 7H 2 O 1,33 MnO 4 – + 8H + /Mn 2+ + 4H 2 O 1,53 a. Trong môi trường acid, anion Cr 2 O 7 2– (từ sự phân li của muối potassium dichromate, K 2 Cr 2 O 7 ) có tính oxi hoá mạnh hơn anion MnO 4 – (từ sự phân li của muối KMnO 4 ). b. Chuẩn độ được Fe 2+ trong dung dịch gồm Fe 2+ , SO 4 2– và H + bằng dung dịch chứa chất chuẩn là KMnO 4 . c. Không chuẩn độ được Fe 2+ trong dung dịch gồm Fe 2+ , SO 4 2– và H + bằng dung dịch chứa chất chuẩn là K 2 Cr 2 O 7 . d. Có diễn ra phản ứng oxi hoá – khử theo phương trình hoá học sau: 6Fe 3+ (aq) + 2Cr 3+ (aq) + 7H 2 O(l) 6Fe 2+ (aq) + Cr 2 O 3 (aq) + 14H + (aq) Câu 3. Phức chất X có công thức cấu tạo như hình dưới đây: