Nội dung text CHỦ ĐỀ 1. LIPID (File GV).docx
CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 1: LIPID (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I.LIPID Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,... Một số loại lipid: chất béo (a) và sáp (b) Lipid gồm là chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), sáp (bề mặt lá, thân cây, trái cây của nhiều loại thực vật và da, lông của một số loại động vật),... II. CHẤT BÉO 1. Khái niệm: Chất béo là triester của glycerol với các acid béo. - Glycerol: C 3 H 5 (OH) 3 . - Acid béo là các acid hữu cơ có công thức chung R-COOH, với R thường là -C 15 H 31 , -C 17 H 35 , -C 17 H 33 , - C 17 H 31 ,... và thường có mạch carbon dài, không phân nhánh. => Công thức chung là (RCOO) 3 C 3 H 5 (R có thể giống hoặc khác nhau) Acid béo Chất béo C 15 H 31 COOH: palmitic acid acid béo C 17 H 35 COOH: stearic acid no C 17 H 33 COOH: oleic acid acid béo C 17 H 31 COOH: linoleic acid không no (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : Tripalmitin chất béo (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 : Tristearin no (rắn) (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 : Triolein chất béo (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : Trilinolein không no (lỏng) 2.Tính chất vật lí Chất lỏng như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cá,...; chất rắn như các loại mỡ động vật, bơ,... Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ như benzene, xăng, dầu hỏa... 3.Tính chất hoá học Bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm (NaOH, KOH) tạo muối Na (hoặc K) của acid béo và glycerol. Ví dụ: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH ot 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 +3NaOH ot 3 C 15 H 31 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 Tripalmitin sodium palmitate =>Muối Na (hoặc K) của các acid béo được sử dụng làm xà phòng nên loại phản ứng này có tên là phản ứng xà phòng hoá. 4. Ứng dụng Chất béo là một trong các thực phẩm thiết yếu của con người, đưực sử dụng dưới dạng dầu thực vật (như dầu hướng dương, đậu nành, lạc,...), mỡ động vật (như mỡ lợn, bò, cá,...), bơ hoặc một số loại hạt (lạc, vừng, hạnh nhân, óc chó,...). Chất béo còn được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm (chất làm mềm, dưỡng ẩm,...), dược phẩm, nhiên liệu (dầu diesel sinh học), nguyên liệu (sản xuất xà phòng),...
5. Sử dụng chất béo đúng cách để hạn chế béo phì Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Béo phì có thể gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khoẻ, là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hoá khớp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh ung thư,... Một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì là do chế độ ăn uống quá nhiều chất béo. Để hạn chế bệnh béo phì và các bệnh liên quan, trong chế độ ăn uống cần lưu ý lựa chọn thực phẩm có lượng chất béo phù hợp, ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc thực vật, chất béo giàu omega-3 (có trong các loại cá, hải sản), hạn chế sử dụng các chất béo có nguồn gốc động vật (mỡ lợn, mỡ bò,...), các loại bơ nhân tạo, các thức ăn có chứa chất béo đã qua chế biến ở nhiệt độ cao (thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng),... B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1 (SGK-KNTT). Đặc trưng tính chất vật lí của lipid là gì? Hướng dẫn giải Lipid là một nhóm các hợp chất hữu cơ đa dạng, có trong cơ thể của các sinh vật sống. Mặc dù lipid có nhiều dạng và cấu trúc khác nhau, chúng đều không tan trong nước và thường tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Câu 2 (SGK-KNTT). Có những loại lipid điển hình nào và vai trò chính của mỗi loại ở sinh vật là gì? Hướng dẫn giải Một số loại lipid điển hình là chất béo (nguồn dự trữ năng lượng chính trong cơ thể và là thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật), chất sáp (thường được tìm thấy trên bề mặt của nhiều thực vật và một số động vật, giúp chống nước và một số tác động có hại từ môi trường ngoài) và phospholipid (thành phần chính cấu thành màng tế bào). Câu 3 (SGK – KNTT). Em hãy tìm hiểu và trình bày về cách làm xà phòng từ dầu ăn, mỡ thừa sau khi sử dụng. Hướng dẫn giải Cách làm xà phòng từ dầu ăn, mỡ thừa sau khi sử dụng. 1. Đeo găng tay, kính mắt bảo hộ. 2. Đong 185 g NaOH vào ca đựng 380 g nước cất đã chuẩn bị, quấy nhẹ, nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh. Đảo đều và để riêng một góc, chờ nhiệt độ hạ xuống (đến 40 – 45 o C). Lưu ý: đổ NaOH vào nước cất (không làm ngược lại khâu này) để đảm bảo an toàn. Khi nhiệt độ của dung dịch NaOH về khoảng 40 – 45 o C, đổ vào ca đựng 1 kg dầu đã chuẩn bị, khuấy đều. Để hoàn tất quá trình xà phòng hoá, đảm bảo không dư xút trên da khi dùng thì phơi xà phòng nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 30 – 40 ngày. Lưu ý: Vì dầu ăn thừa sẽ còn lẫn mùi tanh của thức ăn, nên dùng để giặt, cọ rửa, không nên dùng để tắm hay với mục đích dưỡng da. Câu 4 (SGK – KNTT). Chúng ta biết rằng chất béo được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, từ thực phẩm đến mĩ phẩm và cả dược phẩm. Em hãy tìm hiểu qua sách báo, internet, sau đó thảo luận nhóm và liệt kê ra 3 sản phẩm có chứa chất béo. Giải thích tại sao chất béo lại có trong thành phần các sản phẩm đó. Hướng dẫn giải 1. Tực phẩm thiết yếu (dầu, mỡ, bơ động thực vật), do chất béo cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể, xây dựng các tế bào, bảo vệ các cơ quan nội tạng, giúp cơ thể hấp thụ vitamin từ thực phẩm và sản xuất hormone. Chúng cũng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và thúc đẩy cơ thể hấp thu protein cũng như carbohydrate. 2. Mĩ phẩm (chất làm mềm, dưỡng ẩm,...), do chất béo giúp tăng cường lớp bảo vệ trên da, tăng cường sức khỏe trên da, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây viêm da.
3. Dược phẩm, do có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều hoà nhịp tim, huyết áp, cũng như hỗ trợ hấp thụ vận chuyển vitamin. 4. Nhiên liệu (dầu diesel sinh học), do khi cháy toả nhiều nhiệt. 5. Nguyên liệu (sản xuất xà phòng) qua phản ứng xà phòng hoá. Câu 5 (SGK – CTST): Hãy liệt kê một số thực phẩm cung cấp lipid cho con người. Hướng dẫn giải Một số thực phẩm cung cấp lipid cho con người thường dùng như dầu ăn (dầu olive, dầu mè, dầu cá,…), bơ, mỡ động vật,… Câu 6 (SGK – CTST): Hãy cho biết một số chất béo thường gặp trong tự nhiên. Hướng dẫn giải Một số chất béo thường gặp như mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn,…), một số loại bơ, một số loại dầu ăn Câu 7 (SGK – CTST): Quan sát hình bên dưới hãy so sánh khả năng tan trong nước và xăng của dầu ăn. Hướng dẫn giải Dầu ăn không tan trong nước như tan tốt trong các hợp chất hữu cơ (xăng, benzene,…) Câu 8 (SGK – CTST): Theo em, khi đun nóng (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 (tripalmitin) với dung dịch NaOH trong điểu kiện thích hợp sẽ thu được những sản phẩm gì? Hướng dẫn giải (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 +3NaOH ot 3 C 15 H 31 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 Tripalmitin sodium palmitate => sản phẩm thu được là: C 15 H 31 COONa và C 3 H 5 (OH) 3 . Câu 9 (SGK – CTST): Vì sao cần phải đảm bảo đủ lượng lipid cho cơ thể? Hướng dẫn giải Lipid giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, cung cấp và tích lũy năng lượng cho cơ thể, tham gia vào cấu tạo màng tế bào, giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu (A, D,…) và các chất dinh dưỡng. Câu 10 (SGK – CTST): Chất béo được sử dụng như thế nào trong đời sống, sản xuất? Hướng dẫn giải Chất béo được ứng dụng trong đời sống như sản xuất xà phòng, chế biến thực phẩm, làm nhiên liệu cho một số động cơ diesel,… Câu 11 (SGK – CTST): Em hãy liệt kê thêm một số sản phẩm trong đời sống được chế biến từ chất béo. Hướng dẫn giải Một số sản phẩm trong đời sống được chế biến từ chất béo: - Chế biến món ăn: Dầu mỡ thường được sử dụng để chiên thực phẩm như khoai tây chiên, cá chiên, gà rán,…
- Sản xuất bánh: Một số loại bánh (bánh mì bơ, bánh quy,…) có sử dụng bơ để tạo độ béo, làm tăng hương vị và độ ngon cho bánh. Câu 12 (SGK – CTST): Theo em, nên sử dụng chất béo như thế nào cho phù hợp trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Hướng dẫn giải Cơ thể con người phải được cung cấp đủ lượng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày vì chất béo giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể như cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp hòa tan một số vitamin (A,D,…),…Tuy nhiên cần tránh lạm dụng chất béo để không mắc bệnh béo phì và một số bệnh liên quan đến dư thừa chất béo. Câu 13 (SGK – CD): Viết công thức cấu tạo của một loại chất béo được tạo thành từ oleic acid (C 17 H 33 COOH) và glycerol. Hướng dẫn giải (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 14 (SGK – CD): Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá xày ra khi đun nóng dung dịch NaOH với chất béo sau: C17H33COOCH2 C17H35COOCH C17H35COOCH2 Hướng dẫn giải + 3 NaOH t H2COH HCOH OHH2C + C17H33COONa +2 C17H35COONa C17H33COOCH2 C17H35COOCH C17H35COOCH2 o Câu 15 (SGK – CD). Kể tên một số loại thực phẩm có chứa chất béo được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Hướng dẫn giải Chất béo là thành phần chính của dầu trong thực vật và mỡ động vật. + Dầu thực vật thường có nhiều ở hạt, củ, quả như lạc, dừa, ô liu, … + Mỡ chủ yếu tập trung tại các mô mỡ trong cơ thể động vật. Câu 16 (SGK – CD). Theo khuyến nghị, trong độ tuổi từ 15 đến 19, nhu cầu chất béo hằng ngày đối với nam là 63 - 94 g, đối với nữ là 53 - 79 g. Hãy tính tồng lượng chất béo cấn thiết cho bản thân trong một tháng (30 ngày). Hướng dẫn giải * Đối với nam + Lượng tối thiểu: 63.30 = 1890 gam + Lượng tối đa: 94.30 = 2820 gam Tổng lượng chất béo cần thiết trong 1 tháng dao động từ 1890 – 2820 gam. * Đối với nữ + Lượng tối thiểu: 53.30 = 1590 gam + Lượng tối đa: 79.30 = 2370 gam Tổng lượng chất béo cần thiết trong 1 tháng dao động từ 1590 – 2370 gam. Câu 17 (SBT – KNTT). Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Hướng dẫn giải Gợi ý: Một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì: • Hạn chế sử dụng chất béo từ mỡ động vật và các thực phẩm chế biến sẵn (qua quá trình chiên hay