PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG MÔN KHTN 8 (File GV).pdf

CHUYÊN ĐỀ 1. SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG MÔN KHTN 8 KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Một số dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 1. Một số dụng cụ thí nghiệm ♦ Dụng cụ đo thể tích - Khi đo thể tích nên chọn dụng cụ giới hạn đo gần nhất với thể tích chất lỏng cần đo để có độ chính xác cao nhất. - Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm của chất lỏng, dóng đến vạch chia và đọc chỉ số. Cốc chia vạch Ống đong ♦ Dụng cụ chứa hóa chất - Cho hóa chất vào lọ thủy tinh và đậy nút lại, khi lấy xong hóa chất ra làm thí nghiệm cần phải đậy lọ lại ngay. - Hóa chất lấy vào ống nghiệm không nên quá 1⁄2 ống nghiệm, nếu cần lấy nhiều thì dùng bình tam giác. ♦ Dụng cụ đun nóng Đèn cồn Bát sứ Lưới thép Kiềng đun - Khi tắt đèn cồn chỉ cần đậy nắp lại, tuyệt đối không dùng miệng để thổi tắt đèn cồn.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ ♦ Dụng cụ lấy hóa chất - Thìa thủy tinh lấy hóa chất dạng bột. - Ống hút nhỏ giọt dùng lấy hóa chất ở dạng lỏng. Thìa thủy tinh Ống hút nhỏ giọt ♦ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (hỗ trợ thí nghiệm) Giá thí nghiệm Giá để ống nghiệm Kẹp gỗ 2. Một số hóa chất thường dùng ♦ Hóa chất rắn, lỏng, khí Kẽm (Zin, Zn) Lưu huỳnh (sulfur, S) Dung dịch Copper (II) sulfate CuSO4 Khí oxygen (O2) ♦ Hóa chất nguy hiểm và hóa chất dễ cháy, nổ Hóa chất nguy hiểm Hóa chất dễ cháy, nổ Sulfuric acid Hydrochloric acid Cồn Benzene
KIẾN THỨC CẦN NHỚ II. Qui tắc sử dụng hóa chất an toàn Những việc cần làm Những việc KHÔNG được làm (1) Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ. (2) Tuân thủ theo đúng qui định và hướng dẫn của thầy cô giáo khi sử dụng hóa chất để tiến hành thí nghiệm. (3) Cần lưu ý khi sử dụng hóa chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, ... và hóa chất dễ cháy như cồn, ... (4) Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất. (5) Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm. (1) Ngửi, nếm hóa chất. (2) Tự tiện sử dụng hóa chất. (3) Tự ý mang hóa chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm. (4) Ăn uống trong phòng thực hành. (5) Chạy, nhảy, làm mất trật tự. (6) Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa. (7) Đổ trực tiếp hóa chất vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường. (8) Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. III. Thiết bị điện và lưu ý khi sử dụng 1. Một số thiết bị điện Thiết bị lắp mạch điện Bóng đèn Chuông điện Diode (Điốt) Điện trở Biến trở Dây nối Công tắc (Khóa K) - Diode là thiết bị cho dòng điện đi qua theo một chiều. - Điện trở và biến trở dùng trong mạch điện để điều chỉnh dòng điện theo mục đích sử dụng. Thiết bị đo dòng điện Vôn kế Ampe kế Joulemeter Đồng hồ đo điện đa năng - Vôn kế (V) đo hiệu điện thế, Ampe kế (A) đo cường độ dòng điện. - Joulemeter dùng để đo công suất, điện áp, dòng điện, năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. - Đồng hồ điện đa năng đo nhiều đại lượng: cường độ, hiệu điện thế, điện trở, ... Một số nguồn điện trong phòng thực hành Một số thiết bị bảo vệ điện Pin máy biến áp - Máy biến áp chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều hoặc xoay chiều nhỏ hơn. Cầu chì Relay (Rơ le) Cầu dao tự động - Relay (Rơ le) là thiết bị đóng ngắt mạch điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SGK] Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A Cột A (mục đích sử dụng) Cột B (tên dụng cụ) (a) Để kẹp ống nghiệm khi đun nóng (1) Ống đong (b) Để đặt các ống nghiệm (2) Kẹp ống nghiệm (c) Để khuấy khi hòa tan chất rắn (3) Lọ thủy tinh (d) Để đong một lượng chất lỏng (4) Giá để ống nghiệm (e) Để chứa hóa chất (5) Thìa thủy tinh (g) Để lấy hóa chất (rắn) (6) Đũa thủy tinh Hướng dẫn giải (a) - (2); (b) – (4); (c) – (6); (d) – (1); (e) – (3); (g) – (5) Câu 2. [CTST - SGK] Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích. Hướng dẫn giải KIẾN THỨC CẦN NHỚ 2. Lưu ý sử dụng điện an toàn Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện dưới 40 V Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện Ngắt điện trước khi sửa chữa Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc Tránh xa nơi có điện thế cao nguy hiểm Khi có người bị điện giật cần ngắt ngay công tắc điện IV. Một số thiết bị khác Thiết bị đo pH Máy đo huyết áp (huyết áp kế) Máy đo pH Bút đo pH Máy đo huyết áp cơ Máy đo huyết áp điện tử

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.