PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Toán 9 CTST - Chương 3 bài 2. Căn bậc ba.docx

Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 2. CĂN BẬC BA (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được khái niệm căn bậc ba của một số thực. - Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc ba của một số hữu tỉ bằng máy tính cầm tay. - Nhận biết được khái niệm căn thức bậc ba của một biểu thức đại số, tính giá trị của căn thức bậc ba tại giá trị của biến. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để nhận biết khái niệm căn bậc ba và căn thức bậc ba. - Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với căn bậc ba. - Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng khái niệm, phân tích để xác định căn bậc ba của một số.
- Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học. - Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay. 3. Phẩm chất - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay). c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu câu hỏi mở đầu, cho HS suy nghĩ và trả lời. Một bể cá hình lập phương có sức chứa 1 000dm 3 . Muốn tăng sức chứa của bể lên 10 lần (giữ nguyên hình dạng lập phương) thì phải tăng chiều dài mỗi cạnh lên bao nhiêu lần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ học về căn bậc ba của một số. Đây là một khái niệm mới, chúng ta đã biết thì được gọi là một căn bậc hai, vậy căn bậc ba của một số được định nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ được những ứng dụng của căn bậc ba trong các bài toán xung quanh cuộc sống”. CĂN BẬC BA. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Căn bậc ba của một số a) Mục tiêu: - Nhận biết được khái niệm căn bậc ba của một số thực.
b) Nội dung: - HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP1, Thực hành 1, 2 và các Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được khái niệm căn bậc ba của một số thực. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai cho HS thực hiện yêu cầu của HĐKP1. Có hai khối bê tông hình lập phương A và B có thể tích lần lượt là 8 dm 3 và 15dm 3 (Hình 1). + GV mời 1 HS nhắc lại công thức tính thể tích hình lập phương và lên bảng thực hiện ý a). + GV mời một số HS nêu ý kiến trả lời phần b). + GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng. - Từ kết quả của HĐ trên, GV giới thiệu tên gọi “căn bậc ba” của các số cuh thể 8 và 15. - GV nhấn mạnh mỗi số chỉ có một căn bậc ba. 1. Căn bậc ba của một số HĐKP1 a) Gọi độ dài cạnh của khối bế tông A là thì . Do có nên (dm) b) Định nghĩa:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.