PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TỔNG HỢP.docx

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1. Tác động kinh tế của Logistics/ Kinh tế vĩ mô (GDP): − Chi phí logistics/GDP = C + I + G + (EX – IM) + Nếu DN giảm cp lgt + giữ giá bán => tăng lợi nhuận + Nếu DN giảm cp lgt + giảm giá bán => giữ lợi nhuận => tăng sự cạnh tranh ❖ Tiện ích kinh tế 1) Tiện ích sở hữu (sở hữu của hàng hóa): chuyển đổi sở hữu có nhiều hình thức: − Mua hàng hóa: tăng tính sở hữu, − Thuê hàng hóa: không cần chịu cp khấu hao, không cần bỏ số tiền lớn để sở hữu, liên tục sở hữu các hàng hóa mới − Đồng sở hữu hàng hóa Tại sao thuê > mua: vì khi thuê hàng hóa ta không có cảm giác sở hữu, hàng hóa đó không phải là của mình. Tuy nhiên: không mất chi phí ban đầu, không chịu chi phí khấu hao, được sử dụng sản phẩm mới hàng năm… Thuyết hành vi dự định: thái độ, chuẩn mực xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi tác động lên ý định dẫn đến thực hiện hành vi. 2) Tiện ích biểu mẫu/hình thái: khách hàng có thể sử dụng và có giá trị với khách hàng. − B2B - palet & container − B2C - lốc, thùng 3) Tiện ích địa điểm: địa điểm, sản phẩm sẵn có ở đâu nơi mà khách hàng cần. Di chuyển từ nơi có giá trị thấp tới nơi có giá trị cao hơn. Từ kho bãi �� cửa hàng… 4) Tiện ích thời gian: thời điểm, mỗi sản phẩm có độ nhạy cảm thời gian nhất định. Sản phẩm dễ hư hay sản phẩm lâu hư thì sẽ có thời gian vận chuyển khác nhau với từng sản phẩm. 2. Logistics? "Logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan hiệu quả, hữu hiệu giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng." 3. Tầm quan trọng ngày càng tăng của Logistics: 1) Giảm bớt quy định kinh tế: các hãng vận tải sẽ linh hoạt trong giá cả và dịch vụ vận chuyển. + Công ty vận tải có thể chỉ định những cấp độ thích hợp với từng đơn hàng với giá cả phù hợp. + Người mua vận tải lớn có thể giảm chi phí vận chuyển (lợi thế quy mô) 2) Thay đổi hành vi của người tiêu dùng : + Khách hàng tùy chỉnh: khách hàng mong muốn một sản phẩm theo sở thích của họ. Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tùy biến cao để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các
phân khúc hoặc khách hàng riêng lẻ. KH không chấp nhận "một kích thước phù hợp với tất cả" và nghĩa là các hệ thống Logistics phải linh hoạt thay vì cứng nhắc. + Thay đổi vai trò gia đình: vì cả ba và mẹ đều đi làm nên cần sự tiện lợi về việc mua hàng hóa gia đình. Lên lịch giao hàng tận nhà trùng với sự có mặt của người mua. Sự sẵn có thực phẩm ăn liền, nấu sẵn -> nhà chế biến thực phẩm đã bổ sung hệ thống nấu ăn khối lượng lớn tại các cơ sở sản xuất của họ. + Kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng: kì vọng của khách hàng tăng dần theo thời gian, các công ty cần thay đổi hiểu suất để đáp ứng được nhu cầu. 3) Tiến bộ công nghệ + Ảnh hưởng đến việc thiết kế kênh: cho phép các công ty cung cấp kênh phân phối thay thế cho các kênh hiện có. Không có trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng vì khách hàng cuối cùng đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì thông qua trung gian. Có thể có những thay đổi về cả số lượng và vị trí của các cơ sở cố định như nhà kho và trung tâm phân phối. + Cải thiện năng suất của quá trình lấy hàng: lấy hàng theo truyền thống: phiếu lấy hàng bằng giấy liệt kê (các) mặt hàng cụ thể và số lượng cần lấy—và không nhất thiết phải là vị trí của vật phẩm trong một cơ sở ��tốn thời gian và thường dẫn đến sai sót. Ngày nay, có thể sử dụng các thiết bị tần số vô tuyến (RF), bốc xếp điều khiển bằng giọng nói cũng như bốc xếp bằng robot. Mặc dù tốn kém hơn so với việc bốc xếp bằng giấy nhưng có những cải thiện đáng kể về hiệu quả bốc xếp. 4) Tiến bộ trong bán lẻ − Logistics vượt trội là một thành phần thiết yếu trong chiến lược của công ty họ và vì điều này, các hoạt động hậu cần của họ thường được xem như một phong vũ biểu cho các xu hướng hậu cần mới nổi. − Bán lẻ đa kênh là chiến lược tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch bất kể kênh bán hàng. Các nhà bán lẻ cho phép khách hàng của họ giao dịch trong và trên bất kỳ kênh hợp đồng nào (trực tuyến, tại cửa hàng, ứng dụng di động, v.v.) để nâng cao tính sẵn có của thông tin và trải nghiệm của khách hàng. − Bán lẻ đa kênh có nhiều hình thức khác nhau và nếu bạn đã đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng truyền thống thì bạn đã tham gia bán lẻ đa kênh. Hàng tồn kho được sử dụng để đáp ứng đơn đặt hàng trực tuyến sẽ làm cạn kiệt hàng tồn kho của cửa hàng và do đó khả năng hiển thị hàng tồn kho và dự báo nhu cầu chính xác trở nên cần thiết để bán lẻ đa kênh thành công. 5) Toàn cầu hóa thương mại: − Container – một hộp kim loại có thể tái sử dụng được niêm phong đồng nhất để vận chuyển hàng hóa. Cho phép vận chuyển nhiều sản phẩm khác nhau một cách an toàn ở khoảng cách xa bằng vận tải đường thủy—quan trọng vì vận chuyển đường thủy đường dài rẻ hơn nhiều so với vận chuyển đường hàng không đường dài. − Thách thức: khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán thường lớn hơn (có thể dẫn đến thời gian vận chuyển dài hơn) và việc giám sát quy trình hậu cần đôi khi phức tạp do sự khác biệt trong thực tiễn kinh doanh, văn hóa và ngôn ngữ.
− Về chi phí, khoảng cách địa lý càng lớn có xu hướng dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn và các yêu cầu về tài liệu cũng có thể khá tốn kém. 4. Phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng chi phí trong Logistics: ❖ Cách tiếp cận hệ thống − Sự tương thích giữa các mục tiêu và mục đích của công ty với các mục tiêu và mục tiêu chính của khu vực chức năng − Sự phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực chức năng o Đơn vị lưu kho (SKU), Marketing �� đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng �� gia tăng hàng tồn kho (SKU). Logistics: thách thức nhiều hàng hơn cần xác định, dự trữ và theo dõi. − Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hoạt động hậu cần hoặc hậu cần nội chức năng ❖ Phương pháp tiếp cận tổng chi phí: − tất cả các hoạt động liên quan trong việc di chuyển và lưu trữ sản phẩm nên được xem xét một cách tổng thể, không phải riêng lẻ. − Phương pháp tổng chi phí đánh giá xem chi phí hàng tồn kho và kho bãi giảm có lớn hơn chi phí vận chuyển nhanh tăng hay không. − Đánh đổi chi phí: những thay đổi trong một hoạt động khiến một số chi phí tăng lên và những hoạt động khác giảm �� tổng chi phí là hài hòa. Ví dụ, việc giảm chi phí vận chuyển thường liên quan đến việc tăng chi phí kho bãi. Vd: JIT: vận chuyển NVL, linh kiện đúng số lượng khối lượng cần thiết cho quy trình sản xuất và vào đúng thời điểm sản xuất để giảm chi phí lưu kho và tối ưu hóa chi phí sản xuất. �� order cycle cao �� cp vận chyển cao. − Khái niệm hậu cần tổng thể: tích hợp tất cả các hoạt động thành một tổng thể thống nhất nhằm tìm cách giảm thiểu chi phí phân phối theo cách hỗ trợ chiến lược của tổ chức mục tiêu 5. Chức năng: − Chức năng tài chính & kế toán: mục tiêu giảm chi phí �� tăng lợi nhuận − Chức năng hoạt động logistics: mục tiêu giảm chi phí vận tải và số lượng SKUs + ví dụ về Stock keeping units: - TCKT: xem đây là tiền �� xử lý hàng hóa có giá trị cao nhằm biến đổi thành tiền (vốn lưu động) - Logistics: đây là hàng hóa hữu hình �� xử lý hàng hóa cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích trong kho �� giải quyết để hết kho, nhập hàng khác. ❖ Inbound logistics: được hiểu là logistics đầu vào là quá trình kiểm soát các NVL thô hoặc bán các linh kiện cho nhà máy lắp ráp. ❖ Outbound logistics: được hiểu là logistics đầu ra , là quá trình vận chuyển, lưu trữ, phân phối hàng hóa đến điểm bán sĩ, bán lẻ và người tiêu dùng. 6. Hoạt động đóng gói (packing) và dán nhãn (labeling) sẽ nằm ở outbound hay inbound?
Nằm ở cả 2 tùy trường hợp - NVL thô được đóng gói và dán nhãn trước khi chúngd được chuyển đếnc nhà sản xuất để sản xuất thành phẩm cuối cung - Khi sản phẩm và hàng hóa đã được sản xuất và cần được gửi đến khách hàng hoặc điểm bán hàng, quy trình đóng gói và dán nhãn. 7. Mối quan hệ của Logistics trong DN: - Mối quan hệ giữa Tài chính vs Logistics: + Tài chính quyết đinh ngân sách cho các hoạt động Logistics. + Thang đo về tính hiệu quả và năng suất giữa phòng tài chính và phòng log là khác nhau + Phòng tài chính đo lường hoạt động dữa trên tiêu chí giá và giá trị tương đương tiền. Trong khi phòng Log thì đo lường dựa trên số lượng (units) �� cách ra quyết định sẽ khác nhau giữa 2 phòng ban - Mối quan hệ giữa Sản xuất và Logistics: + Sản xuất thì quan tâm về tính hiệu quả và năng suất trong sản xuất �� tối ưu quy trình sản xuất �� sản xuất số lượng nhiều với chi phí trên mối đơn vị sản xuất ra nhỏ nhất/ tối ưu + Nhưng nếu quá trình sx kéo dài dẫn đến tạo ra một lượng lớn hàng tồn kho và trách nhiệm logistics là lưu trữ và theo dõi hàng tăng cao �� tăng cp lưu kho và không gian lưu trữ. �� First in first out (FIFO) và Last in last out (LIFO) �� Packing và labeling thường nằm ở cuối giai đoạn trong nhà máy sản xuất, nhưng hiện nay công đoạn này nằm trong khu vực ware house �� hoạt động logistics bị chiếm diện tích cho hoạt động packing và labeling �� tăng sự trì hoãn và không gian tại nhà kho. - Mối quan hệ giữa Marketing và Logistics: + Hoạt động logistics sẽ góp phần tác động đến sự hài lòng của khách hàng thông qua quá trình cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm và vị trí + Số lượng SKUs – phòng mar thì muốn nhiều SKUs nhưng Log thì muốn có ít SKUs. - Mối quan hệ giữa Marketing 4P và Logistics: ⮚ Địa điểm (Place): có 2 dạng mạng lưới bao gồm hoạt động logistics (phân phối) và kênh Marketing. Đối với marketing có thể được chia thành kênh onl và kênh off. Hoạt động logistics có ảnh hưởng đến place thông qua vị trí của kho bãi và phương thức vận chuyển, nó sẽ quyết định rằng địa điểm của kênh phân phối sẽ nằm ở đâu, sử dụng kênh phân phối nào (qua đại lý, bán lẻ,…) thời gian giao hàng là bao lâu. �� làm thế nào để vận chuyển hàng đến người tiêu dùng vào đúng thời điểm và vị trí đó. Mar địa điểm cũng có thể liên quan đến các chiến lược mới để tiếp cận khách hàng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.