PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text phần 3 CẤU TRÚC TẾ BÀO. CÂU HỎI.docx

12 4 HỆ THỐNG CÂU HỎI PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn => hoạt động trao đổi chất và năng lượng với môi trường diễn ra mạnh mẽ => sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn. Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp gram đối với các chủng vi khuẩn. Phương pháp nhuộm Gram phân lập Vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: - VK Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím. - VK Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ. Từ những đặc điểm của 2 lnhoms vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác. Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai trò gì đối với vi khuẩn. Ở vi khuẩn, ngoài ADN vùng nhân còn có các ADN vòng nhỏ gọi là Plasmit. Các plasmid không phải là yếu tố nhất thiết phải có đối với sự sống tế bào, nhưng khi có mặt, chúng đem lại cho tế bào nhiều đặc tính chọn lọc quý giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất, chống chịu với nhiệt  độ bất lợi, chống chịu với các kháng sinh…  Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh (Trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể: + Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn. + Ức chế chức năng của màng tế bào. + Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein. + Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic. Câu 5. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc? Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh. Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân: + Đột biến gen. + Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn. + Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn. Câu 6. Nêu cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài tế bào nhân sơ? - Thành tế bào: là một trong những thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn. Được cấu tạo chủ yếu từ peptiđôglican, có chức năng quy định hình dạng tế bào. - Vỏ nhầy: Làm tăng sức bảo vệ tế bào, bám dính vào các bề mặt. - Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. - Lông: Ở 1 số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Câu 7. Trình bày cấu trúc, chức năng của tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ? + Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. + Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất. Là nơi lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền và là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Câu 8. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu độc? Gan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng giải độc. Như vậy khi uống rượu nhiều thì các tế bào gan hoạt động mạnh để khử chất độc của rượu, bảo vệ cơ thể. Do đó tế bào gen có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh để khử chất độc hại, bảo vệ cơ thể. Uống rượu nhiều có hại cho cơ thể vì tế bào gan có khử độc nhưng chúng cũng chỉ hoạt động được trong một giới hạn nào đó. Vì vậy con người không nên uống nhiều rượu. Câu 9. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
12 4 Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, bản chất là ADN. Trên ADN có các gen quy định mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Câu 10. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể. Thí nghiệm: Lấy nhân (2n) tế bào ếch A cấy vào tế bào trứng đã hủy nhân. Kích thích trứng phát triển thành phôi, thành ếch con. Khi đó ếch con có các đặc điểm của ếch A. Kết luận: Nhân tế bào quy định các tính trạng của tế bào và cơ thể sinh vật. Câu 11. Tại sao lá cây có màu xanh? Giải thích một số cây lại có màu khac màu xanh?  Màu xanh của cây là màu của diệp lục. Diệp lục là sắc tố quang hợp chính của cây, nó có khả năng hấp thụ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp của cây. Nhưng diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên phản xạ lại môi trường do đó cây có màu xanh lục.  Một số cây có màu khác màu xanh là do trong hệ sắc tố quang hợp ngoài diệp lục còn có hệ sắc tố quang hợp phụ là Carotenoit gồm Caroten và Xantophyl có màu vàng, tím,... Một số cây tỉ lệ sắc tố phụ lớn hơn sắc tố chính (diệp lục) nên những cây đó có màu khác màu xanh. Câu 12. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tạisao? Không bào.Giải thích: Không bào chứa nước và chất hoà tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. Câu 13. Loại tế bào nào trong cơ thể động vật có nhiều lizôxôm nhất? Tế bào bạch cầu. Vì tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và các tế bào già nên phải chứa nhiều Lizoxom nhất. Câu 14. Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào? Lúc bình thường các enzim trong Lizoxom được giữ ở trạng thái bất hoạt, khi có nhu cầu sử dụng thì các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách hạ thấp độ pH trong Lizoxom. Nếu Lizoxom bị vỡ ra thì tế bào bị phá hủy. Câu 15. So sánh không bào ở tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo và chức năng?  Giống nhau: Chúng đều được cấu trúc bởi 1 lớp màng tế bào. Chức năng của không bào khác nhau tùy theo từng loại sinh vật và từng loại tế bào.  Khác nhau:Các tế bào nhân thực có nhiều loại không bào tương ứng với chức năng khác nhau như ở. Ở tế bào thực vật. Không bào ở tế bào thực vật Không bào ở tế bào động vật Cấu tạo - Kích thước lớn hơn, thường phổ biến - Chứa nước, các chất khoáng hoà tan - Hình thành dần trong quá trình phát triển của tế bào, kích thước lớn dần - Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại tế bào - Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim - Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt động của tế bào Chức năng Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa các sắc tố Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp Câu 16.  Nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu được một số bàoquan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO 2 và giải phóng O 2 . Bào quan đó là gì? Em hãy mô tả cấu trúc bào quan đó. Lục lạp - Là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của thực vật. - Lục lạp bao gồm các hạt grana (tạo thành bởi các tilacoit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacoit chứa hệ sắc tố và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng) và chất nền (chứa enzim xúc tác cho các phản ứng tối). - Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ). - Lục lạp có ADN dạng vòng, Riboxom có thể tổng hợp ADN, ARN, prôtêin lục lạp... Câu 17. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: Sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn KỊ khí với tế bào? - Ti thể là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
12 4 - Ti thể chứa ADN vòng giống Vi khuẩn, Riboxom riêng giống Vi khuẩn và hệ enzim riêng. Do vậy Ti thể có khả năng tự tổng hợp một số loại protein cần thiết cho mình. Tất cả các ti thể trong tế bào đều được tạo ra bằng cách tự nhân đôi những ti thể đã tồn tại trước đó. => Ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn kị khí sống cộng sinh trong tế bào nhân chuẩn. Câu 18. Trình bày chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng sinh chất của tế bào nhân thực. Chức năng các thành phần: + Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuếch tán qua + Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô. + Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng + GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ Câu 19. Nêu hai trạng thái sol và gel và vai trò của chúng trong tế bào? Chất nguyên sinh dạng keo có các phân tử bám xung quanh và có độ nhớt - Khi ở dạng sol (1/2 lỏng, ngoài hạt keo có nước tự do bám xung quanh) độ nhớt - Khi chất nguyên sinh gặp trường hợp mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol gel (1/2 rắn vì các phân tử nước tự do bay mất còn lại nước liên kết) có tính đàn hồi Vai trò: - Trạng thái sol: tế bào thực hiện mọi phản ứng - Trạng thái gel: bắt đầu giảm phản ứng hoá học, tăng tính chống chịu Câu 20. Khi chẻ rau muống rồi ngâm vào nước muối. Điều gì sẽ xảy ra? Nước muối là môi trường ưu trương => Nước trong các tế bào rau muống bị hút ra ngoài => Tế bào Rau muống bị mất nước sẽ co nguyên sinh => Rau muống héo. Câu 21. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng nào mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên? Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenlulozơ, có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào. - Xenluloz là chất trùng hợp (polime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucoz - Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1  -4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dảy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh - Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc Câu 22. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? - Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin - Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt ® tạo thành túi ® bộ máy gôngi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit ® glycoprotein hoàn chỉnh ® đóng gói®đưa ra ngoài màng bằng xuất bào. Câu 23. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số tế bào có kích thước lớn? Vì: - Mỗi tế bào sẽ duy trỳ sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn - Kích thước tế bào nhỏ S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn Câu 24. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào? Tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi (actin), sợi trung gian. Cả sợi trung gian và sợi actin đều được néo chặt vào protein ở phía bên trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt đông như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn sợi actin xác định hình dạng tế bào
12 4 Câu 25. Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin? +  Quá trình tổng hợp glicôprôtêin: - Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin - Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất - Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat. - Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để ttổng hợp nên glicoprotein + Chức năng của glicoprotein: - Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau. - Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin. Câu 26: So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ  Tế bào nhân sơ  Tế bào nhân thực  - Kích thước bé (1 – 10 µm)  - Cấu tạo đơn giản  - Chưa có màng nhân  - Vật chất di truyền là AND vòng, không chứa protein loại histon  - Chưa có: các bào quan có màng, hệ thống nội màng và bộ khung tế bào  - Riboxom loại 70S  Trực phân  Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ protein flagenlin  Kích thứơc lớn (10 – 100 µm)  Cấu tạo phức tạp  Có màng nhân   - Vật chất di truyền là NST gồm AND kết hợp với protein loại histon  - Có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và khung xương tế bào  - RB có 2 loại: 70S ở bào quan (ti thể, lạp thể ) và 80S ở nhân tế bào.  Nguyên phân và giảm phân  Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp theo kiểu 9+2  Câu 27: Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi?  Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:  - Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại  - Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong  Câu 28:  Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào.               a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào?  b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua màng tế bào?  a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp  b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan. Màng tế bào Môi trường ngoài Tế bào chất A B C 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.