PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề thi cuối kì 1 (đề số 10) - Form mới 2025.docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 10 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Số nhóm chức ester có trong mỗi phân tử chất béo là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 2. Dung dịch amino acid nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Glycine. B. Alanine. C. Lysine. D. Glutamic acid. Câu 3. Hợp chất CH 3 [CH 2 ] 14 COO[CH 2 ] 29 CH 3 có trong sáp ong thuộc loại hợp chất nào sau đây? A. Protein. B. Chất béo. C. Ester. D. Carbohydrate. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nhận xét về aniline? A. Là arylamine bậc một. B. Có công thức phân tử là C 6 H 7 N. C. Làm xanh giấy quỳ tím ẩm. D. Tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thấp tạo thành muối diazonium. Câu 5. Chất nào sau đây không phải polymer tự nhiên? A. Amylose. B. Amylopectin. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 6. Hầu hết ...(I)… là những ...(II)…, đóng vai trò xúc tác cho những phản ứng hoá học và sinh hoá. Enzyme có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một số phản ứng nhất định. Tốc độ phản ứng có enzyme làm xúc tác thường ...(Ill)… rất nhiều lần khi không có xúc tác hoặc khi sử dụng xúc tác hoá học. Cụm từ cần điển vào (I), (II) và (III) lần lượt là A. protein, enzyme, nhanh hơn. B. enzyme, protein, nhanh hơn. C. protein, enzyme, chậm hơn. D. enzyme, protein, chậm hơn. Câu 7. Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Poly(vinyl chloride). B. Nylon-6,6. C. Poly(ethylene terephthalate). D. Poly(phenol formaldehyde). Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều monomer liên kết với nhau. B. Các polymer thiên nhiên đều có nguồn gốc thực vật. C. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau. D. Trong các phân tử polymer tổng hợp, tính chất của các monomer vẫn không thay đổi. Câu 9. Tơ nào sau đây sẽ không bị thuỷ phân khi ngâm và giặt trong xà phòng có độ kiềm cao? A. Tơ tằm. B. Tơ nylon-6,6. C. Tơ capron. D. Tơ nitron. Câu 10. Cho các cặp oxi hoá - khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hoá-khử Cr 2+ /Cr Cr 3+ / Cr 2+ Zn 2+ /Zn Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) -0,91 -0,41 -0,76 -0,26 Phản ứng nào sau đây đúng? A. Zn + Cr 3+ ⟶ Zn 2+ + Cr 2+ . B. Zn + Cr 2+ ⟶ Zn 2+ + Cr. C. Zn + Cr 3+ ⟶ Zn 2+ + Cr. D. Ni + Cr 3+ ⟶ Ni 2+ + Cr 2+ Câu 11. Cặp oxi hoá - khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn lớn hơn 0? A. K + /K. B. Li + /Li. C. Fe 2+ /Fe. D. Au 3+ /Au. Câu 12. Trong công nghiệp chế biến đường từ mia sẽ tạo ra sản phẩm phụ, gọi là rỉ đường hay rỉ mật (chứa 90% saccharose). Người ta sử dụng rỉ đường để lên men tạo ra ethanol trong điều kiện thích hợp với hiệu suất của cả quá trình là 40%. Mã đề thi: 010
C 12 H 22 O 11 + H 2 O enzyme C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6 Saccharose glucose fructose C 6 H 12 O 6 enzyme 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 Glucose/fructose ethanol Khối lượng ethanol thu được từ 1 tấn rỉ đường mía theo 2 phương trình trên là A. 193,7 kg. B. 124,5 kg. C. 184,2 kg. D. 238,0 kg. Câu 13. Cho các phát biểu sau về pin và acquy: (a) Pin thường nhẹ, tích trữ nhiều năng lượng nhưng dễ hỏng nếu không được nạp điện sau một thời gian dài. (b) Pin lithium ion là loại pin sạc được phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng trong các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng,... (c) Pin và aquy chuyển hoá năng thành điện năng còn pin mặt trời chuyển quang năng thành điện năng. (d) Acquy có giá thành thấp, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và thời gian nạp điện ngắn, rất bền. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 14. Một peptide X có cấu trúc như sau: NH 2CH CH 3 CN O CH CH 2 C H CH 2COOH O NCH 2COOH H Phát biểu nào sau đây đúng? A. X có đầu N là Gly. B. X có phản ứng màu biuret. C. 1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol NaOH. D. X thuộc loại dipeptide. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani? A. Anode là điện cực dương. B. Cathode là điện cực âm. C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá. D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode. Câu 16. Chất nào sau đây tan được trong nước Schweizer? A. Cellulose. B. Saccharose. C. Triolein. D. Glucose. Câu 17. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. glucose. B. saccharose. C. fructose. D. maltose. Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng: (a) CH≡CH HCN X (b) X  Polymer Y (c) X + CH 2 =CH-CH=CH 2  Polymer Z. Các chất Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polymer nào sau đây? A. Tơ nitron và cao su buna-S. B. Tơ capron và cao su buna. C. Tơ nylon-6,6 và cao su chloroprene. D. Tơ olon và cao su buna-N. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về amino acid? a. Các amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và tan tốt trong nước. b. Ở điều kiện thường, các amino acid là những chất rắn. c. Hầu hết các amino acid thiên nhiên thuộc loại -amino acid. d. Alanine là -amino acid. Câu 2. Tơ capron là polymer có tỉnh đai, bền, mềm ông muon, ít thấm nước, trai khó. Bên cạnh ứng dụng trong ngành may mặc, tơ capron còn được sử dụng làm dây cáp, đ đan lưới, chế tạo các chi tiết máy .....
Một quy trình sản xuất tơ capron từ cyclohexanol được thực hiện theo sơ đồ sau: a. Tơ capron thuộc loại polyamide. b. Phản ứng (3) là phản ứng trùng hợp. c. Thành phần trăm theo khối lượng của carbon trong tơ capron là 63,72%. d. Nếu hiệu suất chuyển hoá từ cyclohexanol đến capron là 80%, thì cứ 1 tấn cyclohexanol thu được 0,92 tấn tơ capron. Câu 3. Hai kim loại Cu, Fe có 2o Cu/CuE = 0,34 V, 2o Zn/ZnE = –0,76V và một pin Galvani Zn-Cu được thiết lập như hình vẽ ở 25°C. a. Nồng độ Zn 2+ trong dung dịch ZnSO 4 sẽ tăng lên, còn nồng độ Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4 sẽ giảm xuống. b. Dòng điện đi qua vôn kế là dòng electron di chuyển từ cực (+) là thanh Cu sang cực âm (–) là thanh Zn. c. Trong cầu muối ion Na + sẽ di chuyển vào dung dịch ZnSO 4 còn ion NO 3 – sẽ di chuyển vào dung dịch CuSO 4 . d. Nếu điện trở của dây dẫn không đáng kể thì khi pin mới hoạt động, kim vôn kế chỉ 1,1V. Câu 4. Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH, Một nhóm học sinh dự đoán “pH càng tăng thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng cao”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để kiểm tra dự đoán trên như sau: Buớc 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH bằng 5 . Buớc 2: Thêm tiếp 2,0 mL dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều. Buớc 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1-2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết. Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi pH dung dịch trong Bước 1 lần lượt là 6, 7, 8, 9. Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian t (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 6, 7, 8, 9 và vẽ đồ thị như hình bên. a. Ở buớc 3, nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột thủy phân hết. b. Theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở pH = 9 diễn ra nhanh hơn pH = 8. c. Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme amylase cao nhất tại pH = 7.
d. Từ kết quả thí nghiệm, kết luận được hoạt tính xúc tác của enzyme amylase tăng khi pH tăng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các thông tin ở cột A và cột B như sau: Cột A Cột B 1. (232CHC(CH)CHCH) n a) Poly(vinyl chloride) 2. 3 COOCH ( | 2 | CHC) n 3 CH b) Poly(methyl methacrylate) 3. (NH[2CH]6NHCO[ 2CH]4CO) n c) Nylon-6,6 4. (2 | CHCH) n Cl d) Polyisoprene Ghép thông tin ở cột A với cột B (theo thứ tự a), b), c), d)) sao cho tạo thành dãy bốn chữ số (ví dụ: 1234, 3214,…). Câu 2. Trong số các chất: ethyl acetate, tristearin, saccharose, glycerol, glycine. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH khi đun nóng? Câu 3. Có bao nhiêu amine chứa vòng benzene bậc một ứng với công thức phân tử là C 7 H 9 N? Câu 4. Tripsin là enzyme đặc hiệu xúc tác cho phản ứng thuỷ phân liên kết peptide để tạo thành lysine (Lys) hoặc peptide ngắn hơn có đầu N là lysine. Thuỷ phân peptide ứng với công thức cấu tạo là Gly-Ala- Lys-Val-Lys-Val-Gly khi có mặt enzyme tripsin có thể thu được bao nhiêu dipeptide? Câu 5. Tại một cơ sở sản xuất xà phòng, người ta đun nóng 51,6 kg dầu thực vật (giả thiết chỉ chứa chất béo) với 36 lít dung dịch NaOH 6M (dùng dư 20% so với lượng càn thiết). Toàn bộ lượng muối tạo thành sản xuất được tối đa k bánh xà phòng thơm, mỗi bánh nặng 90 g và có chứa 80% khối lượng muối của acid béo. Giá trị của k là bao nhiêu? Câu 6. Hai cặp oxi hoá - khử Ni 2+ /Ni và Cd 2+ /Cd tạo thành pin có sức điện động chuẩn là 0,146 V. Phản ứng xảy ra trong pin: Cd + Ni 2+  Cd 2+ + Ni. Thế điện cực chuẩn của cặp Cd 2+ /Cd có giá trị là bao nhiêu volt? (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm) Cho biết: ở trạng thái chuẩn, pin Ni - Pb có sức điện động +0,131 V và 2 o Pb/PbE 0,126V ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.