Nội dung text Cuối kì 2 - Hóa 11 - CV7991(4 dạng câu hỏi) - 2024-2025 - Dùng chung 3 sách - Đề 20.doc
TRƯỜNG THPT…………….. TỔ BỘ MÔN HÓA HỌC (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – ĐỀ SỐ 20 Môn : HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho phản ứng: . Phản ứng trên thuộc loại phản ứng: A. Phản ứng thế. B. Reforming. C. Phản cracking. D. Phản ứng cháy. Câu 2. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ? CH 3 CH=CH 2 (I); CH 3 CH=CHCl (II); CH 3 CH=C(CH 3 ) 2 (III); C 2 H 5 –C(CH 3 )=C(CH 3 )–C 2 H 5 (IV); C 2 H 5 –C(CH 3 )=CCl–CH 3 (V). A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V). Câu 3. Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng? A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphthalene. Câu 4. Cho phản ứng hoá học sau: t 2525CHBrNaOHCHOHNaBr∘ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá - khử Câu 5. Khi đun nóng ethyl alcohol với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C thì sẽ tạo ra A. C 2 H 4 . B. CH 3 CHO. C. C 2 H 5 OC 2 H 5 . D. CH 3 COOH. Câu 6. Phương pháp điều chế ethanol từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa? A. acetic aldehyde B. Ethyl chloride. C. Tinh bột. D. Ethene. Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phenol? A. Phenol là chất rắn không màu hoặc màu hồng nhạt. B. Phenol gây bỏng khi tiếp xúc với da, gây ngộ độc qua đường miệng. C. Phenol không tan trong nước nhưng tan trong ethanol. D. Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol. Câu 8. Nguyên nhân làm cho các aldehyde có nhiệt độ sôi và nóng chảy thấp hơn các alcohol có phân tử khối tương đương là do? A. các aldehyde không tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử. B. các aldehyde có liên kết hydrogen giữa các phân tử yếu hơn của alcohol tương ứng. C. các aldehyde có phân tử khối nhỏ hơn nhiều so với các alcohol tương ứng. D. các aldehyde có phản ứng tráng gương còn alcohol không có phản ứng tráng gương Câu 9. Trong tinh dầu thảo mộc có những aldehyde không no tạo nên mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Ví dụ tinh dầu quế có aldehyde cinnamic C 6 H 5 CH=CHCHO có công thức cấu tạo là: Tinh dầu sả và chanh có citronella C 9 H 17 CHO có công thức cấu tạo là:
Hóa chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết thành phần aldehyde trong tinh dầu? A. AgNO 3 /NH 3 B. Dung dịch NaOH C. H 2 /Ni. T o D. Dung dịch HCl Câu 10. Rót 1 - 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 mL dung dịch NaHCO 3 . Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây? A. Ethanol. B. Acetaldehyde. C. Acetic acid. D. Phenol Câu 11. Chất có công thức CH 3 CH(CH 3 )CH 2 CH 2 COOH có tên thay thế là A. 2-methylpentanoic acid. B. 2-methylbutanoic acid. C. isohexanoic acid. D. 4-methylpentanoic acid. Câu 12. Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra? A.Không sử dụng phương tiện giao thông. B.Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị. C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh. D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá Câu 13. Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây? A. Butadiene. B. Propene. C. Vinyl chloride. D. Ethylene. Câu 14. Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4-8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là A. 5 mL. B. 25 mL. C. 50 mL. D. 100 mL. Câu 15. Nghiên cứu phản ứng oxi hóa toluene và benzene bằng dung dịch KMnO 4 như sau: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1mL dung dịch KMnO 4 0,05M và 1mL dung dịch H 2 SO 4 2M. Cho tiếp vào ống (1) 1mL benzene, ống (2) 1 mL toluene. Lắc đều và đậy cả hai ống nghiệm bằng nút có ống thủy tinh thẳng. Đun cách thủy hai ống nghiệm trong nồi nước nóng. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Ống nghiệm (2) màu tím nhạt dần và mất màu. B. Ống nghiệm (1) mất màu tím. C. Cả hai ống nghiệm đều mất màu. D. Cả hai ống nghiệm giữ nguyên màu tím. Câu 16. Nghiên cứu số liệu về năng lượng liên kết, độ dài liên kết và độ phân cực carbon - halogen Năng lượng và độ dài liên kết carbon – halogen Đặc điểm C-F C-Cl C-Br C - I Năng lượng liên kết (kJ/mol) 453 339 276 216 Độ dài liên kết (pm) 133 177 194 213
Độ phân cực của liên C - X từ CH 3 F đến CH 3 I Khả năng phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH tăng theo chiều nào sau đây A. C-F < C-Cl < C-Br < C-I. B. C-I < C-Cl < C-Br < C-F. C. C-F < C-Br < C-Cl < C-I. D. C-I < C-Br < C-Cl < C-F Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc I. B. Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc II. C. Aldehyde phản ứng với thuốc thử Tollens tạo lớp bạc (silver) sáng. D. Ketone phản ứng với Cu(OH) 2 đun nóng tạo kết tủa màu đỏ gạch. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (1) Aldehyde chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học. (2) Aldehydet phản ứng với H 2 (xúc tác Ni, t o ) luôn tạo ra ancol bậc một. (3) Acetic acid không tác dụng được với Fe(OH) 2 . (4) Oxi hóa ethylene là phương pháp hiện đại để sản xuất acetic aldehyde. (5) Nguyên liệu để sản xuất acetic acid theo phương pháp hiện đại là methanol và carbon oxide. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết đơn C-C và C- H, các lên kết này là liên kết σ bền vững và kém phân cực. a. Ở điều kiện thường alkane tương đối trơ về mặt hóa học. b. Khi đun nóng, alkane dễ dàng tham gia phản ứng cộng. c. Phân tử alkane là những chất khó bắt lửa, khó cháy. d. Phân tử alkane không tan trong các dung môi. Câu 2. Các hợp chất propane, dimethyl ether và ethanol có phân tử khối gần tương đương nhau và có một số tính chất sau CH 3 CH 2 CH 3 CH 3 OCH 3 CH 3 CH 2 OH Propane Dimethyl ether ethanol Phân tử khối 44 46 46 Nhiệt độ sôi ( 0 C) -42,1 -24,9 78,3 Độ tan (g/100g nước) Không tan 7,4 Tan vô hạn a. Ethanol và dimethyl ether không cùng công thức phân tử C 2 H 6 O. b. Nhiệt độ sôi ethanol cao hơn 2 chất còn lại vì giữa các phân tử ethanol tạo được liên kết hydrogen với nhau. c. Dimethyl ether và ethanol tan trong nước do đều tạo được liên kết hydrogen với nước. d. Propane có nhiệt độ sôi thấp hơn dimethyl ether do khối lượng phân tử thấp hơn dimethyl ether. Câu 3. Acetaldehyde và acetone là các hợp chất carbonyl có nhiều ứng dụng quan trọng. a. Cả hai hợp chất trên đều ít tan trong nước ở điều kiện thường. b. Cả hai hợp chất trên đều là chất khí ở điều kiện thường. c. Có thể phân biệt hai hợp chất trên bằng phản ứng với nước bromine. d. Hai hợp chất trên là đồng phân của nhau. Câu 4. Một số carboxylic acid như oxalic acid, tartaric acid,... gây ra vị chua cho quả sấu xanh. a. Các dung dịch acid đều có vị chua là do chúng chứa ion H + . b. Acetic acid, oxalic acid đều là các acid yếu do điện li yếu tạo H + . c. Trong quá trình làm sấu ngâm đường, người ta sử dụng nước vôi trong để làm giảm vị chua của quả sấu xanh.