PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 1 Đọc 2. Nhớ đồng.docx

Ngày soạn:…./…./…. Ngày dạy:…../…./….. TIẾT: VĂN BẢN 2: NHỚ ĐỒNG I. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ: 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học. - Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học 2. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vao trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu, có tinh thần tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, biết chủ động nêu ý kiến, đề xuất khi được giao nhiệm vụ. 3. Phẩm chất - Yêu thương con người, yêu thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh trong bài học Nhớ đồng. b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV d. Tổ chức hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Gv gợi mở: Em đã từng đi những đâu nơi nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc: Sơn La, Vịnh Hạ Long, về quê nội, quê ngoại…..những nơi đó gắn với em những kỉ niệm gì? - GV dẫn dắt vào bài học: Thiên nhiên và tình yêu quê hương, đất nước luôn là những đề tài muôn thuở trong thơ ca.  Bài học Nhớ đồng ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sâu sắc hơn tiếng lòng da diết với đời, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do.     B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản a. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số thông tin về thể loại đặc điểm thơ bảy chữ trong văn bản Nhớ Đồng. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại trong bài Nhớ đồng. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Đọc – hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành bốn nhóm, các nhóm thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra. - Gv yêu cầu học sinh dựa vào tri thức nền và thông tin trong SGK trả I. Đọc – hiểu văn bản 1) Tác giả - Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
lời những câu hỏi sau:  Em hãy trình bày một số thông tin về tác Tố Hữu?  Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?  Xác định bố cục của bài thơ và nội dung từng phần?  Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? - GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ Nhớ đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc bài trước, gặp khó khăn trong việc tổng hợp các thông tin về văn bản. + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. - HS báo cáo các nội dung + Tác giả - Phong cách nghệ thuật: Nội dung thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại. - Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999. 2) Tác phẩm a) Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. b) Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Nhà thơ đề “Tặng Vịnh”, tức Nguyễn Vịnh, tên thật là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của ông và cùng bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. c) Thể thơ: Thơ bảy chữ d) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. e) Bố cục: Bố cục hai phần - Phần 1 – bảy khổ thơ đầu: Cảm

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.