PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 11. MUỐI.docx

1 BÀI 11. MUỐI A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT - Muối là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H + của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ( 4NH ) - Công thức phân tử muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid. - Quy tắc gọi tên: Tên kim loại (hóa trị, đối với kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc acid Gốc acid Tên gọi Gốc acid Tên gọi -Cl chloride CH 3 COO- acetate -Br bromide =S sulfide -I iodide -HS hydrogensulfide -NO 3 nitrate =CO 3 carbonate =SO 4 sulfate -HCO 3 hydrogencarbonate -HSO 4 hydrogensulfate ≡PO 4 phosphate -HSO 3 sulfite =HPO 4 hydrogenphosphate - Một số phương pháp điều chế muối: + Dung dịch acid tác dụng với base: Acid + Base → Muối + H 2 O. + Dung dịch acid tác dụng với oxide ase: Acid + Oxide Base → Muối + H 2 O. + Dung dịch acid tác dụng với muối: Acid + Muối → Acid mới + Muối mới. + Oxide acid tác dụng với dung dịch base: : Oxide acid + Base → Muối + H 2 O. + Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối: Muối + Muối → Muối mới + Muối mới. - Tính tan của muối – Cách nhớ + Theo gốc acid chloride (AgCl, PbCl 2 không tan); nitrate (tan hết); sulfate (BaSO 4 , PbSO 4 không tan); carbonate (kết tủa hết trừ K 2 CO 3 , Na 2 CO 3 ). + Theo kim loại: Na, K, 4NH (tan hết); Ca, Ba (CO 3 , SO 4 kết tủa), Ag (chỉ tan với AgNO 3 ), còn lại hầu như kết tủa. - Tính chất hóa học của muối: KL + Muối → Muối mới + KL mới (KL mạnh hơn đẩy KL yếu hơn) + Dung dịch muối tác dụng với kim loại: KL + Muối → Muối mới + KL mới (KL mạnh hơn đẩy KL yếu hơn). + Muối tác dụng với dung dịch acid: Aicd + Muối → Muối mới +Acid mới (ĐK: có ít nhất một chất là khí, ít tan, không tan). + Dung dịch muối tác dụng với base: Base + Muối → Muối mới + Base mới (ĐK: có ít nhất một chất là khí, ít tan, không tan). + Dung dịch muối tác dụng với muối: Muối + Muối → Muối mới + Muối mới (ĐK: có ít nhất một chất là ít tan, không tan). - Phản ứng trao đổi là phản ứng trong dung dịch giữa muối với acid, base, muối trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2 - Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra là sản phẩm tạo thành ít nhất một chất không tan, ít tan, chất khí, …. - Sơ đồ mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì? Hướng dẫn giải Điểm khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm) là phần tử mang điện dương (cation). Điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là đều có sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại. Câu 2. Nhận xét về cách gọi tên muối. Hướng dẫn giải Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid. Câu 3. Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate. Hướng dẫn giải Potassium sulfate: K 2 SO 4 ; Sodium hydrogensulfate: NaHSO 4 ; Sodium hydrogencarbonate: NaHCO 3 ; Sodium chloride: NaCl; Sodium nitrate: NaNO 3 ; Calcium hydrogenphosphate: CaHPO 4 ; Magnesium sulfate: MgSO 4 ; Copper(II) sulfate: CuSO 4 . Câu 4. Gọi tên các muối sau: AlCl 3 ; KCl; Al 2 (SO 4 ) 3 ; MgSO 4 ; NH 4 NO 3 ; NaHCO 3 . Hướng dẫn giải
3 AlCl 3 : aluminium chloride; KCl: potassium chloride; Al 2 (SO 4 ) 3 : aluminium sulfate; MgSO 4 : magnesium sulfate; NH 4 NO 3 : ammonium nitrate; NaHCO 3 : sodium hydrogencarbonate. Câu 5. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO 4 . Hướng dẫn giải - Một số phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl: 2K + 2HCl → 2KCl + H 2 KOH + HCl → KCl + H 2 O K 2 O + 2HCl → 2KCl + H 2 O K 2 CO 3 + 2HCl → 2KCl + CO 2 + H 2 O. - Một số phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối MgSO 4 : Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 Mg(OH) 2 + H 2 SO 4 → MgSO 4 + 2H 2 O MgO + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 O MgCO 3 + H 2 SO 4 → MgSO 4 + CO 2 + H 2 O. Câu 6. Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu: 1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra. 2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. Hướng dẫn giải 1. + Ống nghiệm 1: Hiện tượng: Đinh sắt tan dần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt; Dung dịch trong ống nghiệm nhạt màu dần. Phương trình hoá học: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu. + Ống nghiệm 2: Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Phương trình hoá học: BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2HCl. + Ống nghiệm 3: Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. Phương trình hoá học: BaCl 2 + Na 2 SO 4 → BaSO 4 + 2NaCl. + Ống nghiệm 4: Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.
4 Phương trình hoá học: CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 . 2. Một số tính chất hoá học của muối: - Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Ví dụ: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu. - Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ: BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 + 2HCl. - Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ: CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 . - Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan. Ví dụ: BaCl 2 + Na 2 SO 4 → BaSO 4 + 2NaCl. Câu 7. Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó. Na 2 CO 3 KCl Na 2 SO 4 NaNO 3 Ca(NO 3 ) 2 ? ? ? ? BaCl 2 ? ? ? ? HNO 3 ? ? ? ? Câu 8. Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ. Hướng dẫn giải - Tính chất của oxide: + Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ: CaO + 2HCl → CaCl 2 + H 2 O. + Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ: SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O. - Tính chất của acid: + Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 . + Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ: Hướng dẫn giải Na 2 CO 3 KCl Na 2 SO 4 NaNO 3 Ca(NO 3 ) 2 X - X - BaCl 2 X - X - HNO 3 X - - -

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.