Nội dung text 2. File lời giải (GV).pdf
Ta có: ΔU = A + Q ✓ Chọn đáp án D Câu 5 (NB) (THPT Phù Cừ - Hưng Yên – TN THPT 2025): Nội năng của một vật là A. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. B. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Lời giải: Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật ✓ Chọn đáp án D Câu 6 (TH) (THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông – TP. HCM – TN THPT 2025): Người ta thực hiện công 1200J để nén khí trong xilanh. Khí truyền ra bên ngoài nhiệt lượng 800 J. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 1000 J. B. 400 J. C. 300 J. D. 600 J. Lời giải: D = + = - + = U Q A 800 1200 400 J ✓ Chọn đáp án B Câu 7 (TH) (THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông – TP. HCM – TN THPT 2025): Khi cho muỗng inox vào cốc nước nóng (nhiệt độ cao hơn muỗng inox). Sau một thời gian thì nội năng của muỗng inox A. và của nước đều tăng. B. và của nước đều giảm. C. tăng, nội năng của nước giảm. D. giảm, nội năng của nước tăng. Lời giải: Khi cho muỗng inox vào cốc nước nóng (nhiệt độ cao hơn muỗng inox). → Có sự trao đổi nhiệt giữa muỗng inox và cốc nước nóng → Nội năng của muỗng inox tăng, nội năng của nước giảm. ✓ Chọn đáp án C Câu 8 (TH) (THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông – TP. HCM – TN THPT 2025): Hơ nóng một khối khí trong ống nghiệm có nút đậy kín (không quá chặt) như hình a và kết quả nút bật ra khỏi ống nghiệm (hình b) Chọn câu sai. A. Khi bị đốt nóng, nội năng của khí trong ống nghiệm tăng lên. B. Áp suất khí trong ống tăng lên tạo ra lực đẩy đủ lớn làm bật nút đẩy ra khỏi ống nghiệm. C. Nội năng của khí trong ống nghiệm tăng là do thế năng của các phân
tử khí tăng còn động năng của các phân tử khí không tăng D. Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử khí va chạm với thành bình nhiều và mạnh hơn. Lời giải: A. Khi bị đốt nóng, nội năng của khí trong ống nghiệm tăng lên. → đúng. Nó thực hiện công để bật nút ra ngoài B. Áp suất khí trong ống tăng lên tạo ra lực đẩy đủ lớn làm bật nút đẩy ra khỏi ống nghiệm. → đúng. Hơ nóng các phân tử chuyển động mạnh hơn, áp suất trong ống tăng lên, va đập mạnh hơn tạo ra lực đẩy, đẩy nút ra ngoài C. Nội năng của khí trong ống nghiệm tăng là do thế năng của các phân tử khí tăng. → sai. Khí trong ống nóng lên → chắc chắn động năng của các phân tử khí tăng lên D. Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử khí va chạm với thành bình nhiều và mạnh hơn. → đúng ✓ Chọn đáp án C Câu 9 (TH) (Sở Bắc Giang – TN THPT 2025): Người ta cung cấp nhiệt lượng 500 J cho một lượng khí trong xi lanh, khí thực hiện một công 200 J để đẩy pit-tông lên. Nội năng của khí A. tăng 300 J. B. giảm 700 J. C. giảm 300 J. D. tăng 700 J. Lời giải: Ta có: D = + = + - = U Q A 500 200 300 J ✓ Chọn đáp án A Câu 10 (NB) (Sở Bắc Giang – TN THPT 2025): Một khối khí sau khi nhận nhiệt lượng Q từ nguồn nóng thì thực hiện một công A tác dụng lên vật khác. Theo hệ thức ∆U = A + Q của Nguyên lí I nhiệt động lực học viết cho khối khí này thì A. Q < 0 và A > 0 B. Q > 0 và A > 0 C. Q > 0 và A < 0 D. Q < 0 và A < 0 Lời giải: ∆U = A + Q; Nhận nhiệt: Q > 0 Thực hiện công: A < 0 ✓ Chọn đáp án C Câu 11 (TH) (Sở Bình Dương – TN THPT 2025): Một vật đang được làm lạnh sao cho thể tích của vật không thay đổi. Nội năng của vật A. giảm xuống. B. tăng lên. C. không đổi. D. giảm xuống rồi tăng lên. Lời giải: Vât được làm lạnh, V không đổi