PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. Nguyen Thi Lien Huong - K23 QTKD- Tom tat LA TV.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TỚI NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC SIÊU THỊ KINH DOANH TỔNG HỢP TẠI HÀ NỘI Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG HÀ NỘI - 2024

2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Corporate Social Responsibility được gọi chung là trách nhiệm xã hội là một chủ đề được quan tâm từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến nay chủ đề này vẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Về mặt lý luận, trong các nghiên cứu về tác động trách nhiệm xã hội và hành vi mua của người tiêu dùng tại thị trường đang phát triển, kết quả cho thấy người tiêu dùng chưa phân biệt được các khía cạnh trách nhiệm xã hội (Lasmono, 2010). Việc chưa phân biệt được hay nhận thức thấp người tiêu dùng không phản ứng trước các hoạt động trách nhiệm xã hội (C.B. Bhattacharya, 2004; Fatma & Rahman, 2015). Và ngược lại, nhận thức tốt có tác động tới ý định mua của người tiêu dùng (Rodrigues & Borges, 2015). Hoạt động trách nhiệm xã hội đang có xu hướng mở rộng, không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất. Từ năm 2010, tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế – ISO đã bỏ từ “công ty” để trách nhiệm xã hội được mở rộng và áp dụng cho mọi quy mô và cấp độ kinh doanh (Fonseca & Ferro, 2016). Các sáng kiến về trách nhiệm xã hội đang trở thành một thành phần quan trọng của toàn bộ kênh phân phối từ nhà thiết kế đến nhà bán lẻ (Bezençon & Etemad-Sajadi, 2015). Chính vì vậy, các dẫn chứng mối quan hệ trách nhiệm xã hội tới ý định mua của người tiêu dùng là cần thiết để hướng tới các doanh nghiệp bán lẻ thực hành hoạt động trách nhiệm xã hội nhiều hơn nữa. Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong những năm gần đây nhờ vào các chính
3 sách cải cách kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường bán lẻ tiêu dùng tại Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng với dân số hơn 99 triệu người và thu nhập bình quân tăng trong nhiều năm qua. Việt Nam hiện đang hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật hướng tới hoàn thiện, bổ sung các quy định cũ. Sau khi Quyết định số 1371/QĐ- BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM) ra đời, hệ thống siêu thị đã có sự phát triển vượt bậc, hoạt động với nhiều quy mô khác nhau. Giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh: Từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021). Số lượng siêu thị trong giai đoạn này tăng 10,6% góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa theo hướng văn minh hiện đại (Phương Lan, 2022). Hiện nay, Bộ công thương đang lấy ý kiến về dự thảo 2 số 2022/TT-BCT “Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại” năm 2022, mục tiêu hướng tới phân loại các loại hình cơ sở bán lẻ, để phục vụ các mục tiêu sau: bảo vệ các nhà bán lẻ quy mô vừa và nhỏ; bảo vệ môi trường; hỗ trợ ngành bán lẻ phát triển; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc số lượng các cơ sở bán lẻ tăng lên phản ánh vai trò của bán lẻ trong lưu thông hàng hóa, dự thảo kỳ vọng mang lại những thay đổi tích cực trong hệ thống bán lẻ nói chung, siêu thị kinh doanh tổng hợp nói riêng. Trong bối cảnh này, cần có nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bán lẻ nói chung và siêu thị kinh doang tổng hợp nói riêng. Bởi các siêu thị kinh doanh tổng hợp nhập hàng hóa từ nhà sản suất, cung cấp dịch vụ thương mại tới người tiêu dùng, hàng hóa được bán trong siêu thị

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.