PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 3. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.pdf

Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 1 CHỦ ĐỀ 3: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT 1. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Các nguyên tố hóa học được xếp theo quy luật trong một bảng, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn). - Bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố hóa học và được xếp theo nguyên tắc sau: + Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. + Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn - Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột. 2.1. Ô nguyên tố - Ô nguyên tố: là một ô trong bảng tuần hoàn tương ứng với một nguyên tố hóa học. - Ô nguyên tố cho biết: + Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z): bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton và bằng số electron) và là số thứ tự của nguyên tố + Kí hiệu hóa học + Tên nguyên tố + Khối lượng nguyên tử Ví dụ: Ô nguyên tố oxygen
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 2 2.2. Chu kì - Chu kì gồm các nguyên tố thuộc cùng nguyên tử có cùng số lớp electron và được sắp xếp thànhXhàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Số thứ tự của chu kì = số lớp electron của nguyên tố - Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ chu kì 1 đến chu kì 7. - Trong một chu kì, khi đi từ trái qua phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: + Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1). + Cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7). + Kết thúc chu kì là một khí hiếm. Ví dụ: Trong chu kì 4: + Mở đầu chu kì là nguyên tố potassium (K) – là một kim loại điển hình. + Cuối chu kì là nguyên tố bromine (Br) – là một phi kim điển hình. + Kết thúc chu kì là nguyên tố krypton (Kr) – là một khí hiếm. 3. Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Bảng tuần hoàn gồm 18 cột gồm: + 8 cột là nhóm A. + 10 cột là nhóm B: gọi kà nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp (trong phạm vi chương trình chỉ nghiên cứu 8 nhóm A). - Nhóm A được đánh số bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA. - Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng. Ví dụ: + Nhóm IA: gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H); đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. + Nhóm VIIA: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts); đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. 4. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn - Các nguyên tố kim loại: (chiếm hơn 80% trong bảng tuần hoàn), nằm bên góc trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn. - Các nguyên tố phi kim: nằm phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. - Các nguyên tố khí hiếm: Là nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA. Chú ý: - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một chu kì thì: A B B A p p p p 1     = +  - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một nhóm thì: A B B A p p p p 8     − =  B. BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 3 a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium? b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? c) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì? d) Calcium có cần thiết cho cơ thể chúng ta không? Lấy ví dụ minh hoạ. Hướng dẫn a. Từ ô nguyên tố ta biết được: Vị trí, tên gọi, kí hiệu hóa học, nguyên tử khối. b. - Vị trí của nguyên tố ở ô số 20, nhóm IIA, chu kì 4. c. Tên nhóm chứa nguyên tố IIA. (kim loại kiềm thổ) - NTK: 40 amu d. - Calcium là nguyên tố hóa học cần thiết cho sức khỏe. Cụ thể: - Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phẩm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng bệnh loãng xương ở người già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em. Câu 2. Mô hình sắp xếp electron trong nguyên tử của nguyên tố X như sau: a) Trong nguyên tử X có bao nhiêu electron và được sắp xếp thành mấy lớp? b) Hãy cho biết tên nguyên tố X c) Gọi tên một nguyên tố khác mà nguyên tử của nó có cùng số lớp electron với nguyên tử nguyên tố X. Hướng dẫn a. Theo mô hình nguyên tử ta thấy nguyên tử X có 10 electron, được sắp xếp thành 2 lớp electron. b. Tên nguyên tố: Neon. c. Nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp: - Ví dụ: Fluorine, Oxygen, lithium... Câu 3. Cho các nguyên tố sau: Ca, S, Na, Mg, F, Ne. Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: a) Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân b) Cho biết mỗi nguyên tố trong dãy trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm Hướng dẫn Kí hiệu hóa học Điện tích hạt nhân Ca +20 S +16 Na +11 Mg +12 F +9 Ne +10 → Các nguyên tố theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: F, Ne, Na, Mg, S, Ca - Kim loại: Na, Mg, Ca; Phi kim: F, S; Khí hiếm: Ne
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 4 Câu 4. Biết nguyên tử của nguyên tố M có 2 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm Hướng dẫn - Nguyên tử nguyên tố M có 2 electron lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron suy ra M thuộc nhóm IIA, chu kì 3, ô số 12 trong bảng tuần hoàn. Câu 5. Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Hãy cho biết kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen và cho biết nó ở chu kì nào và nhóm nào trong bảng tuần hoàn. Hướng dẫn - KHHH: H - Nguyên tố H ở chu kì 1, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Câu 6. Nguyên tố X (Z=11) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? Hướng dẫn - Từ số hiệu điện tích hạt nhân Z = 11 suy ra X là sodium (Na). - Mô hình sắp xếp ectron: - Từ mô hình nguyên tử ta biết được X có: + 3 lớp electron, 1 electron ở lớp ngoài cùng. + X thuộc chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Câu 7. Hãy tìm hiểu và cho biết: a. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết nguyên tố đó ở ô số bao nhiêu. b. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố kim loại có trong thành phần của hemoglobin (chất có khả năng vận chuyển khí oxygen từ phổi đến các tế bào), nếu thiếu nguyên tố này cơ thể chúng ta sẽ mắc bệnh thiếu máu. Hãy kể ra ít nhất 3 ứng dụng trong đời sống của nguyên tố kim loại đó. c. Tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố khí hiếm dùng để bơm vào bóng bay hoạc khinh khí cầu. Hướng dẫn a. Nguyên tố kim loại ở thể lỏng điều kiện thường là thủy ngân (mercury) – KHHH: Hg Nguyên tố Hg ở ô số 80 trong bảng tuần hoàn. b. Tên nguyên tố: Iron (Fe). - Một số ứng dụng của Fe trong đời sống: + Làm vật liệu xây dựng; + Làm đồ dùng cá nhân: dao, kéo ... + Làm đồ nội thất: khung cửa, cầu thang ... c. Nguyên tố khí hiếm được dùng để bơm vào bóng bay hoặc khinh khí cầu là helium – KHHH: He. Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e a. Cho biết vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn và xác định X

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.