PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GIẢI ĐỀ SỐ 007 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tia hồng ngoại với tia nào sau đây có cùng bản chất là sóng điện từ? A. Tia X. B. Tia β +. C. Tia β −. D. Tia α. Câu 2: Trong từ trường đều, đường sức từ có tính chất A. song song và cách đều nhau. B. hội tụ tại một điểm. C. phân tán từ cực nam đến cực bắc. D. quay quanh dây dẫn mang dòng điện. Câu 3: Nhận xét nào sai về ứng dụng của vật lý hạt nhân? A. Xạ trị. B. Chụp MRI. C. Điều trị u tuyến giáp. D. Cải tạo giống cây trồng. Câu 4: Một khối khí xác định thực hiện một quá trình nén đẳng áp. Nhận định nào sau đây là chính xác? A. Mật độ phân tử khí giảm. B. Áp suất khối khí giảm. C. Khối lượng khối khí giảm. D. Nhiệt độ khối khí giảm. Câu 5: Cho khối lượng của chất là m (gam), số mol của chất là n (mol) và khối lượng mol là M (gam/mol). Biểu thức tính số mol là A. n = m. M. B. n = m M . C. n = m + M. D. n = M m . Câu 6: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định. Biểu thức đúng của phương trình trạng thái khí lý tưởng là A. p1V1 T1 = p2V2 T2 . B. p1 V2 = p2 V1 . C. p1 T1 = p2 T2 . D. p1V1 = p2V2. Câu 7: Hình bên mô tả hai loại sóng địa chấn truyền trong môi trường khi xảy ra động đất: sóng P (sóng sơ cấp) và sóng S (sóng thứ cấp). Hãy phân biệt hai sóng địa chấn này thuộc sóng dọc hay sóng ngang. A. P là sóng ngang, S là sóng dọc. B. P và S đều là sóng ngang. C. P và S đều là sóng dọc. D. P là sóng dọc, S là sóng ngang. Câu 8: Đặc điểm nào không phải là của phân tử chất khí? A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động nhanh, có lúc chuyển động chậm. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. D. Chuyển động nhanh dần đến khi các phân tử tụ lại một điểm. Câu 9: Một hạt nhân phóng xạ α trải qua quá trình phân rã, trong đó nó phát ra một hạt α (gồm 2 proton và 2 neutron), dẫn đến sự giảm số khối của hạt nhân mẹ đi 4 đơn vị và số proton đi 2 đơn vị. Hạt nhân mới so với hạt nhân ban đầu mẹ thì A. cùng nguyên tử số. B. tăng 2 đơn vị nguyên tử số. C. giảm 2 đơn vị nguyên tử số. D. giảm 2 đơn vị số khối. Mã đề thi 007
Câu 10: Trong các yếu tố sau đây, suất điện động xuất hiện trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ mạnh yếu của từ trường B⃗ . B. Hướng chuyển động của đoạn dây so với B⃗ , tức là góc α = (v⃗ ; B⃗ ). C. Điện trở của đoạn dây dẫn. D. Diện tích S mà đoạn dây quét được trong một đơn vị thời gian chuyển động. Câu 11: Một điện áp xoay chiều hiển thị trên dao động kí có dạng như hình vẽ. Giá trị cực đại của điện áp này là A. 300V. B. 100V. C. 200V. D. 220V. Câu 12: Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction, XRD) là kỹ thuật nghiên cứu cấu trúc tinh thể dựa trên bước sóng tia X tương đồng với khoảng cách giữa các nguyên tử. XRD đo khoảng cách giữa các lớp nguyên tử và xác định hướng, kích thước vùng tinh thể. Khi tia X chiếu vào mẫu, nó bị phân tán bởi mạng tinh thể, tạo ra phổ nhiễu xạ với các đỉnh giao thoa. XRD giúp xác định cấu trúc, phân tích pha, đo kích thước hạt, và khuyết tật. Đây là công cụ quan trọng trong nghiên cứu vật liệu. Trong phổ nhiễu xạ tia X, các đỉnh (peak) của sự giao thoa tăng cường cho biết điều gì? A. Xác định năng lượng và bước sóng của tia X khi chiếu xạ. B. Xác định được khoảng cách và sắp xếp giữa các nguyên tử trong mạng tinh thể. C. Xác định nhiệt độ nóng chảy và các trạng thái của vật liệu. D. Xác định khối lượng riêng của vật liệu. Câu 13: Một vật đang có nhiệt độ −20∘C thì theo thang Kelvin là A. 293 K. B. 253 K. C. -253 K. D. -293 K. Câu 14: Một xilanh chứa 120 cm3 khí ở áp suất 2,5. 105 Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 60 cm3 . Coi nhiệt độ không đổi. Áp suất khí trong xilanh lúc này có giá trị là A. 5.105 Pa. B. 4.105 Pa. C. 6.105 Pa. D. 9.105 Pa. Câu 15: Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng từ x (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng 10 V. Giá trị của x bằng: A. 0,3 (Wb) B. 0,6 (Wb) C. 1 (Wb) D. 1,2 (Wb)
Câu 16: Ba chất lỏng X, Y, Z cùng nhiệt độ 0 oC, X và Y cùng khối lượng nhưng khác loại, Y và Z cùng loại nhưng khác khối lượng. Hình bên là các điểm trên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ chất lỏng vào nhiệt lượng nhận được. So sánh nào sau đây đúng về khối lượng và nhiệt dung riêng của chất lỏng X và Z? A. mX < mZ và cX < cZ. B. mX < mZ và cX > cZ. C. mX > mZ và cX > cZ. D. mX > mZ và cX < cZ. Câu 17: Phân hạch một hạt nhân 235U trong lò phản ứng hạt nhân sẽ tỏa năng lượng 200 MeV. Nếu phân hạch 1 g 235U thì năng lượng tỏa ra của lò phản ứng là A. 8,2. 1010 J. B. 5,1. 1023 J. C. 8, 2.1013 J. D. 5, 1.1026 J. Câu 18: Hình vẽ cho thấy các hạt A, B, C bay với cùng vận tốc vào một miền có từ trường đều mà vectơ cảm ứng từ vuông góc và hướng vào trong mặt phẳng trang giấy; các đường a, b, c là quỹ đạo chuyển động của chúng. 84 210Po → 82 206 Pb + A 1 2H + 1 2H → 1 3H + B C + 5 10 B → 3 7Li + 2 4He Các hạt A, B, C tương ứng với quỹ đạo A. a, b, c. B. a, c, b. C. c, b, a. D. b, c, a. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một hạt nhân nguyên tử có kí hiệu 9 19X, kết luận nào dưới đây là đúng, kết luận nào là sai? a) X là nguyên tố có số thứ tự 19 trong bảng hệ thống tuần hoàn. b) Hạt nhân này có 19 nucleon. c) Hạt nhân này có 9 proton và 19 neutron. d) Hạt nhân này có 9 electron. Câu 2: Ở áp suất chuẩn, một cốc cách nhiệt chứa nước tinh khiết có nhiệt độ 25∘C. Để làm mát nó, người ta thả một cục nước đá tinh khiết có khối lượng 40 g ở 0 ∘C vào trong cốc nước. Biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 3,33. 105 J kg, nước có nhiệt dung riêng là 4180 J kg. K . a) Để 1 kg nước tăng thêm 1 ∘C cần nhiệt lượng 4180 J. b) Nhiệt độ đông đặc của nước đá tinh khiết ở áp suất chuẩn là 0 ∘C c) Năng lượng nhiệt được truyền từ nước trong cốc sang cục nước đá. d) Để cục nước đá tan chảy hoàn toàn ở 0 ∘C nó cần thu vào nhiệt lượng là 16650 J. Câu 3: Dưới đáy biển sâu 70 m có một bọt khí có thể tích 1 cm3 nổi lên trên mặt nước. Nhiệt độ không khí trên mặt nước là 300C, nhiệt độ dưới đáy biển là 230C. Lấy g = 10 m/s2 . Khối lượng riêng của nước biển là 1200 kg/m3 ; áp suất khí quyển ngay trên mặt biển là 101300 N/m2 . a) Khi nổi lên, thể tích bọt khí tăng nên số mol khí giảm. b) Áp suất ở độ sâu 70 m dưới đáy biển là 941300 Pa. c) Nhiệt độ giữa đáy biển và mặt biển chênh lệch 280 K. d) Thể tích bọt khí khi lên tới mặt biển là 27 cm3 .
Câu 4: Một học sinh thiết kế một chiếc chuông cửa đơn giản như thể hiện ở hình bên. Khi nhấn công tắc (S) rồi thả ra, sẽ nghe thấy hai tiếng "ding-ding". a) Khi ấn công tắc S, lõi sắt non trở thành một nam châm với đầu Q là cực bắc, còn đầu P là cực nam. b) Nếu thay lõi sắt non bằng lõi thép thì sẽ chỉ nghe thấy một tiếng "ding". c) Nếu thay thanh lò xo sắt thành lò xo đồng thì chuông vẫn sẽ hoạt động bình thường. d) Nếu đảo hai cực của nguồn điện thì chuông sẽ không hoạt động. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 20 cm mang dòng điện 4 A được đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều thì chịu tác dụng bởi lực từ có độ lớn 0,4 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là bao nhiêu T? Câu 2: Hai hạt nhân Deuteron hợp nhất để tạo thành một hạt nhân Tri-ti (triton, hoặc hạt nhân 3H) và một proton. Bao nhiêu năng lượng (MeV) được giải phóng cho quá trình hợp nhất này? Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm. Biết khối lượng Deuteron, Triton và proton (theo đơn vị u) lần lượt là: 2,013553; 3,015501 và 1,007276 Câu 3: Một viên đạn bằng đồng bay với tốc độ 500 m/s tới xuyên qua một tấm gỗ. Khi vừa ra khỏi tấm gỗ, tốc độ của viên đạn là 300 m/s. Cho rằng toàn bộ cơ năng bị mất đi của viên đạn trong quá trình va chạm đều chuyển hóa thành nhiệt làm nóng nó. Nhiệt dung riêng của đồng là 400 J/(kg. K). Nhiệt độ viên đạn tăng thêm bao nhiêu khi nó bay ra khỏi tấm gỗ (tính theo ∘C )? Sử dụng thông tin sau để trả lời câu hỏi 4 và 5: Một căn hộ có kích thước được thiết kế như hình vẽ. Cho biết trong không khí có chứa 22% khí O2 và 78% khí N2 với khối lượng mol phân tử tương ứng là 32 gam/mol và 28 gam/mol, khối lượng riêng của không khí là 1,204 kg/m3 . Xem như các cửa nhà đều được đóng kín. Câu 4: Khối lượng không khí trong ngôi nhà là bao nhiêu (kg), xem như mật độ không khí phân bố đều cả nhà, các phòng và mái nhà (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) Câu 5: Số phân tử khí Oxygen có chứa trong ngôi nhà là bao nhiêu phân tử (đơn vị 1026 hạt)? Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười. Câu 6: Như hình vẽ, xilanh được cố định trên một mặt bàn nằm ngang. Piston có tiết diện 10 cm2 cách đáy xilanh 40 cm. Một khối khí lý tưởng nhất định chứa trong xilanh. Phía bên phải của piston được nối với một vật nặng có khối lượng 2 kg thông qua một sợi dây nhẹ và ròng rọc cố định. Vật nặng được đặt trên một lò xo nhẹ có độ cứng là 100 N/m. Đầu dưới lò xo được cố định trên mặt đất, đầu trên tiếp xúc với vật nặng nhưng không gắn vào vật. Lúc đầu, nhiệt độ của khí là 300 K và lực đàn hồi của lò xo là 20 N. Biết áp suất khí quyển là 105 Pa và g = 10 m/s 2 . Bây giờ từ từ giảm nhiệt độ của khí trong xilanh. Vật nặng vừa rời khỏi lò xo khi nhiệt độ của khí trong xilanh là bao nhiêu K?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.