PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 37. Sở GDĐT Phú Thọ (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/5 – Mã đề 037 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 037 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cho khối lượng riêng của các chất như bảng sau: Chất Li Na K Ca Dầu hỏa D (g/mL) 0,53 0,97 0,86 1,54 0,80 Để bảo quản một số kim loại mạnh, người ta thường ngâm chìm kim loại đó trong dầu hỏa. Trong số các kim loại trên, có bao nhiêu kim loại bảo quản được trong dầu hỏa? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 2: Cho phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 . Chất oxi hóa là A. FeCl 2 . B. H 2 . C. Fe. D. HCl. Câu 3: Calcium hydrogencarbonate là một trong những chất gây nên tính cứng tạm thời của nước. Công thức của hợp chất này là A. Ca(HSO 3 ) 2 . B. Ca(HCO 3 ) 2 . C. Mg(HCO 3 ) 2 . D. CaCO 3 . Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở phân lớp 3d, 4d có mức năng lượng bằng nhau. B. Electron ở orbital 3d có mức năng lượng cao hơn electron ở orbital 4s. C. Electron ở orbital 2p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 2s. D. Những electron ở lớp L có mức năng lượng bằng nhau. Câu 5: "Dựa trên các số sóng hấp thụ đặc trưng trên phố IR có thể dự đoán.(?). trong phân tử chất nghiên cứu". Nội dung phù hợp trong dấu “? ” là A. nhóm chức. B. số lượng nhóm chức. C. độ dài liên kết. D. khối lượng. Câu 6: Cho các polymer sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) tơ visco; (4) tơ capron; (5) tơ cellulose acetate. Những polymer có nguồn gốc từ cellulose là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5). Câu 7: Điểm chớp cháy của một chất là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà chất lỏng cháy dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa. Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C là chất lỏng dễ cháy, trong khi chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8°C là chất lòng có thể gây cháy. Cho điểm chớp cháy của một số nhiên liệu lỏng như bằng sau Nhiên liệu Xăng Dầu hỏa Acetone Ethanol Biodiesel Điểm chớp cháy (°C) -43 38 - 72 -18 13 130 Cho các phát biểu sau: (a) Nguy cơ gây hỏa hoạn của cồn cao hơn acetone và xăng. (b) Xăng dễ bắt cháy hơn dầu hỏa. (c) Biodiesel là nhiên liệu có nguy cơ gây hỏa hoạn thấp hơn xăng. (d) Xăng, acetone, cồn và dầu hỏa là chất lỏng dễ cháy, trong khi biodiesel là chất lỏng có thể gây cháy. Các phát biểu đúng là A. (c), (d). B. (a), (b). C. (b), (d). D. (b), (c).
Trang 2/5 – Mã đề 037 Câu 8: Cách làm nào sau đây là đúng trong việc khử chua bằng vôi và bón phân đạm (urea hoặc ammonium) cho lúa? A. Bón đạm và vôi cùng lúc. B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua. C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm. D. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi. Câu 9: Phương pháp được dùng hiện nay để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh là A. nhiệt luyện. B. thuỷ luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. Câu 10: Tùy theo pH môi trường mà amino acid có thể tồn tại dưới dạng tích điện âm, tích điện dương hoặc trung hòa về điện (ion lưỡng cực). Giá trị pH mà tại đó amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực gọi là pH đồng điện hay pl. Giá trị pl của glutamic acid, glycine, arginine được cho dưới đây: Chất Glutamic acid Glycine Arginine pI 3,08 5,97 10,76 Cho các phát biểu sau về quá trình điện di hỗn hợp X gồm glutamic acid, glycine và arginine: (a) Với môi trường pH = 5,97 glycine hầu như không di chuyển trong điện trường. (b) Với môi trường pH = 5,97 glutamic acid trở thành cation và di chuyển về cực âm. (c) Với môi trường pH = 5,97 arginine trở thành dạng anion và di chuyển về cực dương. (d) Với môi trường pH = 5,97 có thể tách riêng các amino acid trong hỗn hợp X. Các nhận định đảng là A. (a), (d). B. (a), (b). C. (e), (d). D. (b), (c). Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được : A. 3 mol glycerol. B. 1 mol glycerol. C. 3 mol ethylene glycol. D. 1 mol ethylene glycol. Câu 12: Phương trình hóa học của phản ứng thủy phân tert-butyl bromide trong môi trường kiềm là (CH 3 ) 3 C-Br + NaOH → (CH 3 ) 3 COH + NaBr Cơ chế phản ứng xảy ra theo hai giai đoạn sau : Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Sản phẩm hữu cơ thu được có tên là tert-butyl alcohol. B. Liên kết C-O trong phân tử (CH 3 )COH được hình thành do xen phủ trục của các orbital. C. Trong giai đoạn 1 có sự phân cắt liên kết xích ma. D. Phản ứng thủy phân tert-butyl bromide là phản ứng trao đổi. Câu 13: Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn (E°) của các cặp oxi hoá - khử sau : Cặp Mg 2+ /Mg Al 3+ /Al Zn 2+ /Zn Cr 3+ /Cr 2+ Ni 2+ /Ni E°(V) -2,356 -1,676 -0,763 -0,408 -0,257 Số kim loại trong dãy gồm: Mg, Al, Zn và Ni có thể khử được ion Cr 3+ (aq) tạo ra Cr 2+ (aq) ở điều kiện chuẩn là : A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 14: Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào lát cắt củ khoai tây, ta thấy tại lát cắt củ khoai tây chuyển màu A. da cam. B. đỏ. C. xanh tím. D. nâu đen.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.