Nội dung text GA_VatLy12_KNTT_ C4. Bài 24. Công nghiệp hạt nhân.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 24: CÔNG NGHIỆP HẠT NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ tự học: Chủ động và tích cực trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu một số ứng dụng của công nghiệp hạt nhân. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Giao tiếp và hợp tác hiệu quả với bạn khi thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về công nghiệp hạt nhân.. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về công nghiệp hạt nhân, đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Năng lực vật lí: - Nêu được một số ứng dụng công nghiệp hạt nhân. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sơ đồ đơn giản hóa của một nhà máy điện hạt nhân, hình ảnh cấu tạo thiết bị lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, hình
2 ảnh sơ đồ mặt cắt lò phản ứng neutron nhiệt sử dụng thanh điều khiển hấp thụ neutron,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của bài học về công nghiệp hạt nhân. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung ra kiến thức liên quan đến ứng dụng của phản ứng hạt nhân, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về công nghiệp hạt nhân, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số ứng dụng của phản ứng hạt nhân, hiện tượng phóng xạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 – 4 HS trả lời câu hỏi: Gợi ý: Ứng dụng của phản ứng hạt nhân và hiện tượng phóng xạ là: điều trị bệnh, điện hạt nhân,… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
3 - GV nhận xét, ghi nhận câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới: Nhà máy điện hạt nhân có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng. Tuy vậy, một số quốc gia phát triển dự định sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai. Nhà máy điện hạt nhân có những ưu và nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 24: Công nghiệp hạt nhân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhà máy điện hạt nhân a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về nhà máy điện hạt nhân. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về nhà máy điện hạt nhân. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được đặc điểm của nhà máy điện hạt nhân. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên lí hoạt động của nhà máy điện hạt nhân thông qua sơ đồ đơn giản hóa của một nhà máy điện hạt nhân. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu về khí thải do nhà máy điện hạt nhân thải ra môi trường và cách xử lí chất thải. - GV yêu cầu HS thảo luận nội dung sau: + Câu hỏi (SGK – tr116): I. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN - Năng lượng toả ra trong các phản ứng hạt nhân thường được chuyển hoá thành điện năng thông qua hệ thống lò phản ứng hạt nhân, tua bin và máy phát điện để hoà vào lưới điện hoặc cung cấp năng lượng cho tàu ngầm, tàu phá băng.... Hệ thống khai thác năng lượng hạt nhân có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần bổ sung nhiên liệu.
4 1. Vì sao các nhà máy điện hạt nhân thường được xây dựng cạnh hồ, sông và bờ biển? 2. Liệt kê các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường nếu không may xảy ra sự cố tại lò phản ứng hạt nhân. + Hoạt động (SGK – tr116): 1. Nêu vai trò của nhà máy điện hạt nhân trong đời sống. 2. Đánh giá các ưu, nhược điểm và cơ hội phát triển của nhà máy điện hạt nhân. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nhà máy điện hạt nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr116) 1. Nhà máy điện hạt nhân toả ra rất nhiều nhiệt, cần nhiều nước để làm mát. Vì vậy, các nhà máy điện hạt nhân thường được xây dựng cạnh hồ, sông và bờ biển. 2. Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường nếu không may xảy ra sự cố tại lò phản ứng hạt nhân: Rủi ro về sự an toàn, gây ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức - Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân. Chất tải nhiệt sơ cấp, sau khi chạy qua vùng tâm lò, sẽ chảy qua bộ trao đổi nhiệt, cung cấp nhiệt cho lò sinh hơi. Hơi nước làm chạy tua bin phát điện giống như trong nhà máy điện thông thường