Nội dung text 4.1.HS. 300 CÂU TRẮC NGHIỆM POLYMER.pdf
1 BỘ 1500 CÂU TRẮC NGHIỆM THEO CHƯƠNG MÔN HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG 4 POLYMER DÙNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Theo chương trình GDPT mới
2 Chương 4: POLYMER Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polymer là hợp chất do nhiều phân tử monomer ngẫu nhiên hợp thành. B. Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn nhất. C. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. D. Các polymer đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. Câu 2. Chọn khái niệm đúng ? A. Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer. B. Monomer là một mắt xích trong phân tử polymer. C. Monomer là những phân tử nhỏ tạo nên từng mắt xích của polymer. D. Monomer là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội. Câu 3. Monomer được dùng để điều chế polyethylene là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH=CH. Câu 4. Monomer được dùng để điều chế polypropylene (PP) là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH=CH. Câu 5. Poly(methyl methacrylate) và nylon-6 tạo thành từ các monomer tương ứng là: A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 6. Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polymer được gọi là A. Số monomer. B. Hệ số polymer hóa. C. Bản chất polymer. D. Hệ số trùng hợp. Câu 7. Có một loại polymer như sau: ...- CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - ...Công thức một mắt xích của polymer này là A. - CH2-. B.-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-. CHƯƠNG POLYMER 4
4 D. Hầu hết polymer đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 15. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polymer nào dưới đây không đúng? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. Khi nóng chảy, đa số polymer cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. C. Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị mà phân hủy, gọi là chất nhiệt rắn. D. Polymer không tan trong nước và trong bất kỳ dung môi nào. Câu 16. Polymer nhiệt dẻo có tính chất là : A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. B. Bị phân huỷ khi đun nóng. C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh. Câu 17. Polymer nhiệt rắn có tính chất là : A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. B. Bị phân huỷ khi đun nóng. C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội. D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh. Câu 18. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer) được gọi là phản ứng A. Trùng hợp. B. Peptide hoá. C. Tổng hợp. D. Trùng ngưng. Câu 19. Điều kiện của monomer để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có A. Liên kết đôi. B. Vòng không bền. C. Hai nhóm chức khác nhau. D. Liên kết đôi hoặc vòng. Câu 20. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước) được gọi là phản ứng A. Trùng ngưng. B. Nhiệt phân. C. Trùng hợp. D. Trao đổi. Câu 21. Cấu tạo của monomer tham gia được phản ứng trùng ngưng là A. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền. B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp. C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng. D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi Câu 22. Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. propane. B. propene. C. ethane. D. toluene. Câu 23. Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-diene bằng phản ứng