Nội dung text Form một số câu hỏi trong đề thi.pdf
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU | Tô Ngọc Tú FORM ĐỀ KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU Lỗi trong video: Trong video mình có nói phần định tính thường định tính một nhóm chất. “Cụ thể mình bảo ở phản ứng A,B đã định tính flavonoid thì phản ứng C cũng định tính flavonoid”. Cái này không hoàn toàn đúng. Vẫn có một số định tính những nhóm chất khác nhau. Các bạn cần dựa vào nội dung tóm tắt các phản ứng hóa học để xác định nhóm chất đang định tính. Nội dung câu hỏi bổ sung: - Mình có bổ sung một số câu hỏi về chỉ tiêu pH
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU | Tô Ngọc Tú Đề thi có số lượng câu thay đổi, thường 5 câu. Nội dung hỏi sẽ hỏi thành 4 phần. Phần 1: Giới thiệu * Đối tượng là dược liệu: + Tên khoa học là gì? + Giải thích tên khoa học? + Định nghĩa dược liệu ? + Tên các chỉ tiêu kiểm nghiệm ? * Đối tượng là chế phẩm từ dược liệu + Tên khoa học ? + Giải thích tên khoa học ? + Định nghĩa chế phẩm ? + Tên các chỉ tiêu kiểm nghiệm ? Phần 2: Định tính * Vi phẫu (Soi dược liệu /bột dược liệu) + Cách tiến hành vi phẫu dược liệu / bột dược liệu ? + Tiêu bản đạt chuẩn khi nào ? + Yêu cầu chất lượng là gì ? Tên đặc điểm hiển vi quan trọng nhất + Giải thích vai trò của từng bước trong cách tiến hành ? + Có mấy loại tiêu bản ? Ưu nhược điểm, ứng dụng của mỗi loại ? * Phản ứng hóa học + Tên và ý nghĩa của phản ứng ? + Cách tiến hành ? * Phương pháp khác (đo quang, sắc kí lớp mỏng, sắc kí lỏng,..) + Tên, nguyên tắc, cách tiến hành, vai trò của một bước nào đó trong quy trình, ý nghĩa của phản ứng ? + Với Sắc kí lớp mỏng: o Bản mỏng: kích thước, chuẩn bị bản mỏng như nào o Dịch chấm sắc kí: thử?, chuẩn?
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU | Tô Ngọc Tú o Vai trò của dung môi/phương pháp nào đó trong quá trình chuẩn bị thử hoặc chuẩn ? o Hệ dung môi khai triển ? o Bình dung môi khai triển ? o Tiến hành ? Cách quan sát sắc kí đồ khi tiến hành định tính ? o Mẫu thử như nào coi là đạt tiêu chuẩn về mặt định tính sắc kí lớp mỏng ? o Dung dịch đối chiếu là gì ? Vai trò của dung dịch đối chiếu ? o Dược liệu chuẩn là gì? Trường hợp không có có dược liệu chuẩn ? o Chất chuẩn là gì? Trường hợp không có chất chuẩn ? Phần 3: Thử tinh khiết - Các nội dung sẽ hỏi về một số chỉ tiêu sau: + Độ ẩm, Mất khối lượng do làm khô + Tro thông toàn phần và tro không tan trong acid hydrocloric + Các tạp chất hữu cơ, các bộ phận khác nhau của dược liệu, các dược liệu bị biến màu, hư thối + Tỉ lệ vụn nát của dược liệu + Hàm lượng kim loại nặng + Dư lượng các chất bảo vệ thực vật + Xác định chất chiết được - Các câu hỏi: + Tên phương pháp, nguyên tắc, ý nghĩa ? + Cách tiến hành ? + Có mấy phương pháp để xác định chỉ tiêu đó ? Ưu nhược điểm của phương pháp đó ? Có thể dùng phương pháp khác để xác định chỉ tiêu đó không ? Giải thích ? + Tiêu chuẩn cần đạt ? - Một số chỉ tiêu thường được hỏi: + Độ ẩm: o Tên phương pháp ? o Có mấy phương pháp xác định độ ẩm ?
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU | Tô Ngọc Tú o Cách tiến hành ? o Vai trò, ý nghĩa ? o Ưu nhược điểm của phương pháp ? o Có thể dùng phương pháp khác để xác định độ ẩm không ? Giải thích ? o Tiêu chuẩn cần đạt ? + Các loại tro (tro toàn phần, tro không tan trong acid, tro sulfat) o Tên phương pháp ? o Ý nghĩa / Vì sao phải xác định loại tro này ? o Cách tiến hành ? Phần 4. Định lượng + Tên phương pháp ? + Nguyên tắc ? + Cách tiến hành ? + Tiêu chuẩn chất lượng ? + Công thức tính ? + Vai trò của một dung môi/bước nào đó ? Phần 5. Một số câu hỏi khác + Nhóm hoạt chất chính của dược liệu là gì ? + Đề xuất một phương pháp định tính, định lượng thay thế (Tên, nguyên tắc, cách tiến hành, chỉ tiêu chất lượng ) ? + Cách tiến hành, ý nghĩa, giải thích các bước (hiệu chuẩn, đo,..) của chi tiêu pH ? Về chỉ tiêu pH: Theo mình nó liên quan đến độ ổn định. Một số thành phần hoạt chất có ảnh hưởng đến pH như là flavonoid (tính acid của OH phenol). Việc kiểm soát chỉ tiêu pH sẽ gián tiếp kiểm soát độ ổn định của thành phần hoạt chất trong dược liệu