PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TL DAY THEM KHTN (LI HOA) 7_CTST.doc

TÀI LIỆU DẠY THÊM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (LÍ HÓA) 7 - CTST “Thiên tài là sự kiên trì lâu dài của trí tuệ…………” Page 1  TÓM TẮT LÝ THUYẾT Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. (2) Hình thành giả thuyết. (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. (4) Thực hiện kế hoạch. (5) Kết luận. – Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình. – Dao động kí có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian). – Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian. BÀI TẬP CƠ BẢN Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: (1) Hình thành giả thuyết; (2) Rút ra kết luận; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. (5) Thực hiện kế hoạch. Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 2: Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau? a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa. b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu. Câu 3: Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng nào? BÀI 1: MỞ ĐẦU PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHTN
TÀI LIỆU DẠY THÊM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (LÍ HÓA) 7 - CTST “Cần cù bù thông minh ……” Page 2 Câu 4: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và đậu đen là khác nhau. Theo em, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng nào để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên? Câu 5: Kết nối thông tin ở cột (A) với cột (B) để được câu hoàn chỉnh. Việc kết nối thông tin thể hiện kĩ năng gì trong các kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên? BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 2: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 3: Cho các bước sau: (1) Hình thành giả thuyết (2) Quan sát và đặt câu hỏi (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết (4) Thực hiện kế hoạch (5) Kết luận Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là? A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
TÀI LIỆU DẠY THÊM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (LÍ HÓA) 7 - CTST “Thiên tài là sự kiên trì lâu dài của trí tuệ…………” Page 3  TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1/ Cấu tạo nguyên tử — Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất. — Nguyên tử gồm:  Hạt nhân: gồm proton (kí hiệu p) mang điện tích dương (quy ước +1) và neutron (kí hiệu n) không mang điện. Trong hạt nhân nguyên tử: số hạt proton = điện tích hạt nhân = số đơn vị điện tích hạt nhân.  Vỏ: gồm các electron (kí hiệu e) mang điện tích âm (quy ước -1) chuyển động quanh hạt nhân. — Trong nguyên tử, số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện. 2/ Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr — Mô hình Rutherford – Bohr: Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. 2/ Khối lượng nguyên tử — Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử (tổng khối lượng của các hạt), được tính theo đơn vị quốc tế amu. — Ta có: 1 amu = 1,6605.10 -24 gam. m p = m n = 1 amu; m e = 0,00055 amu — Do khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên khối lượng hạt nhân cũng là khối lượng nguyên tử. BÀI TẬP CƠ BẢN Câu 1: Hoàn thành bảng sau: Tên hạt Kí hiệu Điện tích Vị trí của hạt Proton Neutron Electron Câu 2: Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh: chuyển động các electron hạt nhân điện tích dương trung hòa về điện Chủ đề 1 NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌCSƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN BÀI 2: NGUYÊN TỬ
TÀI LIỆU DẠY THÊM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (LÍ HÓA) 7 - CTST “Cần cù bù thông minh ……” Page 4 vỏ nguyên tử điện tích âm vô cùng nhỏ sắp xếp a/ Nguyên tử là hạt (1)……………….… và (2) ……………….… b/ Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là (3) ……………….… (mang (4) ……………….…) và (5) ……………….… tạo bởi (6) ……………….… (mang (7) ……………….…). c/ Trong nguyên tử, các electron (8) ……………….… xung quanh hạt nhân và (9) ……………….… thành từng lớp. Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ electron; hạt nhân. a/ Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) ……………………... Nguyên tử được tạo nên từ (2) ……………………...và (3) ……………………... b/ (4) ……………………... nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) ……………………... và (6) ……………………... c/ Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) …………… và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) ……………………... d/ (9) ……………………... chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử. Câu 4: Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? Câu 5: Chú thích cấu tạo nguyên tử trong hình sau: (4) (3) (2) (1) 1……………………….. 2……………………… 3……………………….. 4………………………….. Câu 6: Quan sát mô hình cấu tạo nguyên tử, hoàn thành bảng dưới: A B C D E F Số proton (p) Số electron (e) A B C D E F Số lớp electron

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.