Nội dung text 121. Thanh Chương 1 - Nghệ An.pdf
ĐỀ VẬT LÝ THANH CHƯƠNG 1 - NGHỆ AN 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chi chọn một phương án. Câu 1: Đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng là A. J/kg B. J/kg.độ C. J/s. D. kg / J Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. B. Có hình dạng và thể tích riêng. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Câu 3: Trong trường hợp phát hiện mùi khét hoặc khói từ một thiết bị điện đang sử dụng, bạn nên làm gì? A. Sử dụng nước để dập lửa ngay lập tức. B. Vẫn tiếp tục sử dụng thiết bị cho đến khi hỏng hoàn toàn. C. Vận hành thiết bị ở chế độ cao nhất để kiểm tra. D. Cắt ngay nguồn điện và ngắt thiết bị khỏi ổ cắm. Câu 4: Khi sét đánh, có dòng điện tích âm chuyển động từ đám mây xuống mặt đất. Từ trường của Trái Đất hướng về phía Bắc. Tia sét bị từ trường Trái Đất làm chệch hướng về hướng A. Đông B. Bắc. C. Nam. D. Tây. Câu 5: Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là A. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. B. Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm giảm nội năng của khối khí. C. Do thể tích khối khí trong ôtô không đồi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. D. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. Câu 6: Nội năng của vật trong hình nào sau đây không thay đổi? A. Hình 4. B. Hình 3 . C. Hình 2. D. Hình 1 . Câu 7: Hình bên là các dụng cụ của bộ thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của nước. Dụng cụ số (5) là A. nhiệt kế điện tử. B. nhiệt lượng kế. C. cân điện tử. D. biến thế nguồn. Câu 8: Một lượng khí lí tưởng có khối lượng m , số mol n , khối lượng mol , áp suất p , thể tích V và nhiệt độ T . Phương trình Clapeyron viết cho lượng khí này là A. pV nRT = . B. pV RT = . C. pV mRT = . D. n pV RT m = . Câu 9: Trong thí nghiệm kiểm chứng lại định luật Boyle, việc dịch chuyển pit-tông từ từ giúp đảm bảo điều kiện nào sau đây? A. Khối lượng khí trong xi lanh không đổi. B. Áp suất khí trong xi lanh không đồi. C. Thể tích khí trong xi lanh không đổi. D. Nhiệt độ khí trong xi lanh không đổi. Câu 10: Có 4 bình A,B,C,D ban đầu đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong cùng khoảng thời gian. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất?
Câu 1: Hình dưới là một máy nén khí piston có dung tích của bình chứa khí là 90 ; không khí được nạp vào bình với lưu lượng 160 / phút và khi đạt áp suất là 5 8 10 Pa thì rơle sẽ ngắt động cơ điện. a) Trong không khí có chứa hơi nước và không khí được nén ở áp suất cao nên sau một thời gian sử dụng sẽ có một lượng nước tích tụ trong bình chứa khí. b) Bộ phận lọc gió có tác dụng làm sạch không khí trước khi nạp vào bình chứa khí. c) Đồng hồ áp suất có tác dụng đo áp suất khí quyển. d) Giả sử ban đầu trong bình chứa không khí ở áp suất khí quyển là 5 10 Pa và có nhiệt độ là 27 C . Sau thời gian nén khí là 3,6 phút thì rơle sẽ ngắt động cơ điện và khi đó nhiệt độ của khí nén trong bình chứa khí khoảng 51,3 C . Coi nhiệt lượng toả ra môi trường trong thời gian nén khí là không đáng kể. Câu 2: Để xác định nhiệt dung riêng của nước, có thể tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình vẽ dưới đây. a) Oát kế có chức năng đo nhiệt lượng toả ra từ điện trở. b) Nhiệt lượng mà nước trong bình nhiệt lượng kế thu bằng nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở. c) Đổ nước vào bình nhiệt lượng kế sao cho toàn bộ dây điện trở phải chìm trong nước. d) Khi tiến hành thí nghiệm phải khuấy liên tục nước trong bình nhiệt lượng kế. Câu 3: Hình vẽ bên minh hoạ cấu tạo của một chiếc đàn ghita điện. a) Nam châm vĩnh cửu (1) có tác dụng từ hóa phần dây đàn (3) gần trên nó. b) Hoạt động của đàn dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. c) Khi hoạt động dao động của dây đàn (3) tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (2) có tần số bằng tần số rung của dây đàn. d) Hộp cộng hưởng của đàn ghita điện rất to nên nghe được âm thanh to. Câu 4: Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân như hình vẽ. Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là 10 cm . Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 600,16 g . Khi có dòng điện cường độ 1,53 A chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là 598,77 g . Lấy 2 g 9,80 m / s = . Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào là sai? a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có lực từ tác dụng lên dòng điện theo chiều từ dưới lên. b) Cảm ứng từ của từ trường giữa hai cực của nam châm có độ lớn cỡ 0,09 T. c) Dòng điện chạy trong đoạn dây có chiều từ P đến Q . d) Khối lượng của nam châm là 600,16 g . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2 : Ở hình bên mô tả một chiếc bàn là hơi nước. Nước từ một bình chứa nhỏ giọt vào một tấm kim loại được nung nóng bằng điện. Bộ phận làm nóng tiêu thụ công suất điện 2 kW . Giả sử rằng toàn bộ năng lượng từ bộ phận làm nóng được truyền đến tấm kim loại. Tấm kim loại được duy trì ở nhiệt độ làm việc của nó. Nước ở 25 C nhỏ giọt vào tấm kim loại làm hơi nước ở 100 C liên tục thoát ra từ bản là. Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 6 2,3.10 J / kg , nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kgK . Câu 1: Nhiệt độ của nước ở trong bình chứa bằng bao nhiêu Kelvin? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Mỗi phút bàn là tạo ra bao nhiêu gam hơi nước ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)