Nội dung text Bài 17 - Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 1 Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Ngày soạn: Ngày dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : Bài 17: ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa được động năng và viết được công thức tính động năng. - Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều. - Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chú động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng gopx ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực thực nghiệm. - Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực Vật lí: - Nhận thức Vật lí: + Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều. + Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản. + Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí: Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được công thức tính động năng, thế năng trong một số trường hợp đơn giản. + Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 2 Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng Powerpoint có kèm các hình ảnh minh họa về động năng, thế năng, cơ năng. - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1 Câu 1. Quan sát Hình 17.2, hãy tìm các điểm chung về dạng năng lượng trong các trường hợp trên. Năng lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2. Dựa vào phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều, rút ra biểu thức (17.1): A = F. s = 1 2 mv 2 Câu 3: Đọc sách giáo khoa mục 1 SGK, nêu định nghĩa và công thức tính động năng? Nêu đơn vị của động năng? Nêu đặc điểm của động năng? Câu 4: Nêu và viết biểu thức định lí động năng?
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 3 Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Phiếu học tập số 2 Câu 1: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng với tốc độ không đổi là 80 km/h, sau đó giảm tốc độ đến 50 km/h, cuối cùng thì dừng lại hẳn. - Tìn động năng của ô tô tại các thời điểm ứng với các giá trị tốc độ đã cho. - Phần động năng mất đi của ô tô đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? Câu 2: Hãy tìm hiểu về “trục phá thành” dùng để phá cổng thành trong các cuộc chiến thời xưa (Hình 17.3). Giải thích tại sao “trục phá thành” phải có khối lượng đủ lớn. Câu 3. Em đang ngồi yên trên chiếc xe buýt chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Xác định động năng của em trong trường hợp: a. Chọn hệ quy chiếu gắn với xe buýt. b. Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 4 Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Phiếu học tập số 4 Câu 1. Quan sát Hình 17.7, nhận xét về sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng của người khi trượt xuống đường trượt nước (Hình 17.7a) và quả bóng rổ khi được ném lên cao (Hình 17.7b). Từ đó, đưa ra được kết luận gì? Câu 2. Thảo luận và chỉ ra các dạng năng lượng của hai vận động viên xiếc khi thực hiện trò chơi nhảy cầu (Hình 17.8) vào lúc: a. Người A chuẩn bị nhảy, người B đứng trên đòn bẩy. b. Người A chạm vào đòn bẩy. c. Người B ở vị trí cao nhất. Phiếu học tập số 3 Câu 1. Quan sát Hình 17.5, chứng tỏ trong hai cách dịch chuyển quyển sách thì công của trọng lực là như nhau trong khi công của lực ma sát là khác nhau. Câu 2. Nêu khái niệm và công thức tính thế năng trọng trường? Đơn vị của thế năng? Thế năng trọng trường của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 3. Lập luận để rút ra độ biến thiên thế năng trọng trường bằng về độ lớn nhưng trái dấu với công của trọng lực. Câu 4. Những lưu ý khi tính thế năng? Câu 5. Thả một viên bi sắt xuống một hố cát được làm phẳng, viên bi sẽ tạo nên trên hố cát một vết lõm rõ nét. Thảo luận để đưa ra dự đoán về bán kính tương ứng của vết lõm trên hố cát khi thả viên bi sắt ở những độ cao khác nhau. Giải thích dự đoán của em và tiến hành thí nghiệm.