PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÍ QUYẾT VIẾT MỞ BÀI.pdf

1 Cách viết mở bài hay và một số mẫu tham khảo phần I/ Cách viết phần mở bài: Mục đích : Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thực chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất : Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó. b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu trung có 4 cách cơ bản: Cách 1: Diễn dịch (suy diễn ) Cách 2: Quy nạp Cách 3: Tương liên (tương đồng ) Cách 4: Tương phản (đối lập ) Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề: * Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ. * Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài ) * Nêu cảm nhận của mình về vấn đề. Một số vấn đề cần tránh : - Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề. - Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần Mở bài. Một mở bài hay cần phải : - Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. - Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề ) - Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc.
2 - Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng về gượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu bởi sự giả tạo. II. Một số Mở bài tham khảo : A. DIỄN GIẢI MỞ BÀI TRỰC TIẾP VÍ DỤ: Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc) Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. (Câu này giới thiệu tác giả) Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng (Câu này giới thiệu thật ngắn gọn, đơn giản sự nghiệp văn chương ) Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông (Câu này giới thiệu tác phẩm) Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Câu này giới thiệu nội dung nghị luận) Nếu đề yêu cầu nghị luận khổ thơ nào thì lời dẫn phải dã nđến khổ thơ đó. Ví dụ khổ thơ đàu là. Tình cảm đầm ấm, thân thương ấy được thể hiện sâu sắc, giản dị, chân thật qua khổ thơ thứ nhất. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc) B. MỞ BÀI GIÁN TIẾP I. Mở bài theo cách so sánh đề tài
3 Mở bài theo cách trực tiếp thì như tài liệu đã hướng dẫn ở trên tuy nhiên cách viết này sẽ không thu hút và tạo ấn tượng cho người đọc. Mở bài theo cách gián tiếp. Ở đây tôi hướng dẫn các em mở bài gián tiếp đơn giản vì các em là đối tượng đại trà. Với cách mở bài này, đầu tiên Gv phải hướng dẫn học sinh phải xác định được đề tài ví dụ đề tài về quê hương, về người lính, về người phụ nữ về thiên nhiên về người nông dân...sau khi xác định đề tài, Gv hướng dẫn HS tìm một số câu thơ, câu văn viết về đề tài đó làm câu dẫn dắt đầu tiên, mục đích là tạo ấn tượng (nếu lỡ HS không nhớ thì bỏ qua bước này) sau đó viết 1 câu dẫn dắt về đề tài như hướng dân ở các ví dụ sau...rồi dẫn đến bài thơ. Đoạn thơ hay nhân vật...mình sẽ nghị luận. Sau đây là một số ví dụ. Lưu ý vì đây là HS đại trà nên Gv đừng thể hiện tài năng của mình bằng cách hướng dẫn viết mượt mà, bóng bẫy nghe vui tai...vì các em không phải là cô giáo... Phân tích bài thơ Quê hương. Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người Từ lâu, quê hương đã trở thành một đề tài, một nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca. Viết về quê hương mỗi nhà thơ đề gửi gắm một cảm xúc, một tâm tư nhưng tất thảy đều thể hiện tình yêu quê hương da diết, cháy bỏng. Lí Bạch với nỗi nhớ ngậm ngùi, bồng bềnh trong đêm trăng: “ngửng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương”, Hoàng Trung Thông ví quê hương như người mẹ: “quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”...và đến với bài thơ Quê hương của tế Hanh ta lại bắt gặp một hồn thơ đôn hậu, bình dị được ẩn dấu trong vẻ đẹp quê hương nơi làng chài. Nhất là khổ thơ thứ...(dẫn dắt đến khổ thơ mình sẽ nghị luận) Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí. Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Hình tượng người lính là một tượng đài bất hủ và xuyên suốt trong văn học Việt Nam, nhất là văn học hiện đại. Các anh đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Trong thơ, ta bắt gặp người lính dù ngã xuống nhưng vẫn cầm chắc tay súng khiến cho quân thù khiếp sợ: “Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm / Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”, có người chiến sĩ ra trận mà lòng phơi phới dậy tương lai với tính thần
4 ung dung tự tại đến lạ thường như người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính “ung dung buồng lai ta ngồi / nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”...Và một lần nữa ta bắt gặp người lính thật bình dị, chân chất như người nông dân nhưng đàng sau cái vẻ mộc mạc kia là cả một trái tim yêu nước nồng nàn, một ý chí sắt đá, kiên cường, một khát vọng tự do cháy bỏng...Đó là hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Nếu đề yêu cầu nghị luận khổ thơ nào thì lời dẫn phải dã nđến khổ thơ đó. Phân tích nhân vật Vũ Nương Hình tượng người phụ nữ đã trở thành một đề tài xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ cổ chí kim. Ta đã từng bắt gặp hình tượng người phụ nữ bị đối xử bất công nhưng vẫn giữ vẻ đẹp son sắt, thủy chung như trong bài thơ bánh trôi nước “mà em vẫn giữ tấm lòng son”, có khi ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ với nỗi nhớ thương chồng khôn nguôi như trong bài thơ chinh phụ ngâm khúc “nhớ chàng đăng đăng đường lên bằng trời”...và đến với chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ ta lại hiểu thêm về họ với tấm lòng vì tha, hiếu thảo, thủy chung... II. Mở bài bằng một nhận định, đánh giá. 1. Trong Thi nhân Việt Nam, khi nhận xét về Tế Hanh, Hoài Thanh – Hoài Chân đã viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được những nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn thôn quê”. Những nét thần tình ấy được ghi lại bởi một hồn thơ khỏe khoắn, tươi mới, phơi phới sức sống, có vẻ như “lạc điệu” giữa rừng thơ mới đang sướt mướt, thở than và một tình yêu quê hương sâu đậm. Cảnh sinh hoạt chốn thôn quê ấy ta bắt gặp trong những sáng tác về quê hương, về cái làng chài ven biển con sông Trà Bồng lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ ông. Quê hương – bài thơ rút trong tập Nghẹn ngào là một trong số những bài thơ về quê hương rất hay đó. 2. Nhà thơ Thanh Thảo đã có đôi lời nhận xét về Tế Hanh rằng: “Ngay khi bắt đầu phong trào thơ mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự mộc mạc, chân thành, vì sự trong trẻo, giản dị như một dòng sông”. Nếu để nói về vị trí của ông trong thơ mới thì ta chỉ có thể dùng hai từ “bình lặng”, hồn thơ ông không bật lên mạnh mẽ như cái cuồng nhiệt, say mê của Xuân Diệu, cũng không kì dị, điên cuồng như Hàn Mặc Tử, chẳng có cái buồn thiên thu như Huy Cận mà thơ ông lại bật lên vẻ trong sáng, giản dị và hồn nhiên đến lạ thường. Bài thơ “ Quê hương” là bài thơ mang đậm giai điệu ấy, nó đưa ta

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.