Nội dung text 1008.(WORD) BIỆN PHÁP TRÒ CHƠI HÓA 6 - MẪU CÀ MAU.pdf
Để thành công trong việc giảng dạy và học môn Khoa học tự nhiên cần rất nhiều yếu tố quyết định như: chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học sinh. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy chính là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Người giáo viên dạy Khoa học tự nhiên cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu Khoa học tự nhiên của học sinh. Trong những năm giảng dạy tại nhà trường, tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Khoa học tự nhiên các em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứ không chỉ là những kiến thức khô khan. Phương pháp dạy học sử dụng trò chơi là một phương pháp tạo nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi và thích thú đối với học sinh nhất là học sinh phổ thông. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục cho học sinh. Theo A.X. Macarenco: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ. Trong khi trẻ chơi như thế nào thì sau này khi lớn lên, trong công tác trẻ phần lớn sẽ như thế ấy”. Tổ chức trò chơi được nhiều giáo viên sử dụng như là một phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào hoạt động dạy học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng nhưng lại vui vẻ, thoải mái, làm cho chất lượng dạy học được nâng cao. Đồng thời, thông qua hoạt động trò chơi có thể phát triển ở học sinh các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin và sáng tạo... Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số hình thức trò chơi trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,... từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Vận dụng trò chơi để phát
triển năng lực học sinh trong hoạt động củng cố bài học môn Khoa học tự nhiên lớp 6” để báo cáo sáng kiến của mình. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận a. Mục tiêu của trò chơi trong dạy học Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã viết như sau: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi trong dạy học là một phương pháp giảng dạy sử dụng các hoạt động vui nhộn, mang tính giải trí để truyền tải kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Nó dựa trên nguyên lý học tập thông qua chơi đùa, vốn là bản năng tự nhiên và nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh. Trò chơi có thể được áp dụng vào mọi môn học và mọi cấp học. Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi sẵn có hoặc tự thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu giáo dục. b. Đặc điểm và lợi ích của trò chơi trong dạy học Đặc điểm của trò chơi trong dạy học: - Tính vui nhộn, hấp dẫn: Trò chơi thu hút sự chú ý, khơi gợi hứng thú và niềm vui cho học sinh, tạo môi trường học tập tích cực và thoải mái. - Tính tương tác: Trò chơi khuyến khích học sinh tương tác với nhau, với giáo viên và với nội dung bài học, thúc đẩy sự hợp tác, giao tiếp và rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc nhóm. - Tính vận động: Nhiều trò chơi kết hợp hoạt động thể chất giúp học sinh giải phóng năng lượng, tăng cường sự tập trung và ghi nhớ thông tin hiệu quả. - Tính định hướng mục tiêu: Trò chơi được thiết kế với mục tiêu giáo dục cụ thể, giúp học sinh đạt được các kiến thức, kỹ năng mong muốn. Lợi ích của trò chơi trong dạy học: - Tăng cường hứng thú và động lực học tập: Học sinh hứng thú và tích cực tham gia vào quá trình học tập hơn khi được học thông qua trò chơi.
- Nâng cao hiệu quả ghi nhớ: Trò chơi giúp học sinh ghi nhớ thông tin một cách tự nhiên và lâu dài hơn so với phương pháp học truyền thống. - Phát triển kỹ năng tư duy: Trò chơi khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và lập kế hoạch. - Rèn luyện kỹ năng xã hội: Trò chơi giúp học sinh học cách hợp tác, giao tiếp, chia sẻ và tôn trọng người khác. Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Khoa học tự nhiên. 2. Thực trạng vấn đề * Thuận lợi: + Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày nên các em được tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường. + Trường học trang bị đầy đủ bàn ghế và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. Giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. + Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. * Khó khăn: + Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm công tác. + Các trò chơi trong dạy học còn rất mới mẻ, các phương pháp dạy học mới còn chưa được áp dụng nhiều nên học sinh khó tiếp cận. + Học sinh chưa quen với các công việc, phương pháp tham gia các trò chơi, như: Không tập trung nghe bàn giao nhiệm vụ, chưa biết cách giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm, chưa biết cách giao tiếp, diễn đạt trong nhóm....