Nội dung text Bài 39. QUẦN THỂ SINH VẬT.pdf
1 Bài 39. QUẦN THỂ SINH VẬT ▲ Lí thuyết I. Khái niệm quần thể Quần thể là tập hợp: ● Các cá thể cùng loài. ● Cùng sinh sống trong một không gian thời gian nhất định. ● Có khả năng sinh sản như tạo nên loài mới. II. Đặc trưng cơ bản của quần thể 1. Kích thước quần thể sinh vật - Khái niệm: kích thước quần thể bao gồm số lượng cá thể (khối lượng cá thể, năng lượng tích lũy trong cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định của mỗi quần thể. - Tính chất: ● Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. ● Thực hiện các chức năng sinh học, bảo đảm cho quần thể duy trì và phát triển. 2. Mật độ cá thể của quần thể - Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. - Mỗi quần thể có một mật độ đặc trưng nhất định → Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất. 3. Tỉ lệ giới tính - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể cái và số lượng cá thể đực. - Tỉ lệ giới tính đực: cái thường xấp xỉ 1:1. - Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật,...). Ví dụ: + Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60. + Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau. + Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20°C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. - Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. 4. Thành phần nhóm tuổi
2 A. Dạng phát triển; B. Dạng ổn định; C. Dạng giảm sút Hình. Các dạng tháp tuổi 5. Sự phân bố cá thể trong quần thể - Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. - Có 3 kiểu phân bố: Kiểu phân bố Sơ đồ Đặc điểm Theo nhóm ● Thường xuất hiện khi điều kiện sống không đồng đều trong môi trường. ● Ý nghĩa: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Đồng đều ● Thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. ● Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ngẫu nhiên ● Thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và là một không có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. ● Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
3 (a) Phân bố đồng đều (b) Phân bố theo nhóm (c) Phân bố ngẫu nhiên III. Một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật - Bảo tồn sinh vật trong môi trường tự nhiên mà chúng đang sống. - Chuyển các sinh vật đến nơi có điều kiện sinh sống và phát triển thuận lợi hơn. Hình. Quần thể Voọc cát bà được bảo tồn ở Vườn Quốc gia Cát Bà
4 ▲ Bài tập I. Trắc nghiệm Câu 1. Quần thể sinh vật là A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. C. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. D. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 2. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. B. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. Câu 3. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. B. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. C. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao. D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá. Câu 4. Đặc trưng cơ bản của quần thể là A. mật độ quần thể. B. tỉ lệ giới tính. C. thành phần nhóm tuổi. D. tất cả các đáp án trên. Câu 5. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.